Danh mục
Trang chủ >> Tin tức ngành Y >> Tìm hiểu về dị vật đường ăn và cách nhận biết

Tìm hiểu về dị vật đường ăn và cách nhận biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Dị vật đường ăn xảy ra ở mọi độ tuổi, tuy nhiên thường gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em. Phổ biến là dị vật thực quản, phức tạp hơn là dị vật ở họng, hạ họng,

Hình ảnh dị vật đường ăn do mắc xương cá

Thông tin về dị vật đường ăn

Dị vật đường ăn là dị vật xuất hiện ở thực quản, đây là một tai nạn thực sự có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong khá cao.

Khi người bệnh lỡ nuốt nhầm 1 dị vật có cạnh sắc nhọn như xương cá, xương gia cầm, lợn,…sẽ có thể làm thủng thực quản xuyên qua phổi, trung thất, tim mạch máu lớn gây xuất huyết ồ ạt hoặc viêm phổi, trung thất dẫn đến tử vong.

Khi người bệnh nuốt các dị vật không sắc nhọn nhưng kích thước lại lớn gây tắc nghẽn như hạt mít, khối thịt bò, gà,..làm bệnh nhân khó thở hoặc các vật có chứa chất gây ăn mòn như pin có thể gây bệnh nhân viêm loét , thủng đường tiêu hoá hoặc nhiễm độc cơ thể.

Nhận biết dị vật đường ăn giai đoạn sớm

Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược thì giai đoạn này rất quan trọng để định hướng chẩn đoán. Biểu hiện của người bệnh gồm:

  • Có cảm giác vướng do dị vật, nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt rất đau, thường không ăn được nữa mà phải bỏ giữa chừng bữa ăn.
  • Bệnh nhân khạc mạnh. Nếu dị vật không ra sẽ thấy đau ở cổ, thậm chí không nuốt cũng đau, đau ngày một tăng. Nếu dị vật ở đoạn thực quản ngực, bệnh nhân sẽ đau sau xương ức, lan ra sau lưng và bả vai.
  • Triệu chứng dị vật đường ăn thường không ồ ạt như dị vật đường thở, tuy nhiên nếu dị vật to như trái cây, miếng thịt quá lớn… có thể chèn ép gây ngạt thở. Những dị vật nhỏ, mỏng chỉ gây khó nuốt, vị trí cảm giác nhiều khi không ăn khớp với vị trí của dị vật.

Hình ảnh dị vật được chụp dựa trên kỹ thuật hình ảnh y học

Xử lý ra sao khi có dị vật đường ăn

Giảng viên Cao Đẳng Y Dược Hà Nội cho biết khi gặp phải tình trạng dị vật đường ăn bạn cần phải thực hiện những điều sau

– Cấp cứu ban đầu:

+ Thở oxy nếu bệnh nhân khó thở, trường hợp khó thở thanh quản dữ dội do dị vật to chèn vào khí quản cần chọc kim qua màng nhẫn giáp hoặc mở khí quản cấp cứu.

+ Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Những  điều  không  được làm khi gặp dị  vật  đường  ăn:

Tuyệt đối không được dùng ngón tay mò mẫm trong họng bệnh nhân vì động tác này không những không lấy được dị vật ra mà có thể đẩy chúng vào sâu cuống họng, thậm chí dẫn đến khó thở cho bệnh nhân.

Không ép bệnh nhân uống nước hoặc cho nuốt trọn từng miếng thức ăn to để mong xương rớt ra. Làm như thế rất nguy hiểm vì có thể gây tai biến chết người, nếu xương đâm thủng mạch máu.

Không dùng các mẹo chữa hóc xương cá trong dân gian như ngậm và nuốt vỏ cam, ngậm vitamin C, nhét tỏi vào lỗ mũi, uống nước quả trám, uống nước dãi vịt, nuốt cơm…

– Nội soi thực quản: Vừa để xác định chẩn đoán, vừa để điều trị dị vật đường ăn.

Có thể bạn quan tâm

Các kỹ thuật hình ảnh y học giúp chẩn đoán bệnh về tim mạch

Chẩn đoán hình ảnh bệnh tim mạch là một giải pháp hữu hiện nhằm phát ...