Danh mục
Trang chủ >> Tin tức ngành Y >> Tìm hiểu về bệnh xuất huyết dạ dày và cách nhận biết

Tìm hiểu về bệnh xuất huyết dạ dày và cách nhận biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bệnh xuất huyết dạ dày là căn bệnh nguy hiểm và đang có chiều hướng tăng mạnh ở người trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tìm hiểu về xuất huyết dạ dày

Thông tin về bệnh xuất huyết dạ dày

Hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa trên được gọi là bệnh xuất huyết dạ dày. Đâ là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh lý dạ dày, gây chảy máu ở niêm mạc dạ dày. Chính các tổn thương tại dạ dày như viêm dạ dày cấp hoặc mạn tính, loét dạ dày  gây ra tình trạng xuất huyết.

Biểu hiện người bệnh xuất huyết dạ dày

Theo giảng viên Cao Đẳng Y Dược Hà Nội thì người mắc bệnh xuất huyết dạ dày sẽ gặp các biểu hiện như sau:

– Người bệnh nôn ra máu: Đây là triệu chứng điển hình của xuất huyết dạ dày. Trước khi nôn, người bệnh thấy nôn nao, khó chịu, lợm giọng, sôi bụng buồn nôn và nôn. Nhiều khi người bệnh nôn ra rất nhiều và nhanh một cách đột ngột. Nếu nôn ra máu tươi có nghĩa là bệnh nhân vừa mới bị xuất huyết. Nếu nôn ra máu đen và thức ăn là do máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian mới nôn ra. Nếu máu chảy ít và đọng lại lâu trong dạ dày, bị hòa loãng với thức ăn và dịch tiêu hóa thì chất nôn sẽ có màu nâu, hồng.

– Người bệnh có phân đen khi đại tiện: Đây cũng là một trong các triệu chứng xuất huyết dạ dày phổ biến nhất. Thậm chí, có một số trường hợp bệnh nhân không bị nôn ra máu mà chỉ bị đại tiện phân đen. Đặc điểm của phân: đen như bã cà phê, mùi khắm do máu đã được tiêu hóa một phần. Trường hợp chảy máu nhiều, phân thường loãng, có nước màu đỏ xen lẫn với phân đen. Nếu chảy máu ít hơn, phân vẫn thành khuôn, màu đen giống nhựa đường.

– Người bệnh đau dữ dội vùng thượng vị, sau đó đau lan khắp bụng do dạ dày không chịu được khi có máu nên tăng co bóp

– Bụng người bệnh cương cứng, toát mồ hôi.

– Da xanh xao, tái nhợt do bị mất máu.

Trường hợp người bệnh bị mất quá nhiều máu sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính, triệu trứng  bệnh nhân thấy chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, màu sắc trên da và niêm mạc bị nhạt, các chỉ số sinh tồn của cơ thể suy giảm (mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp hạ, thở nhanh, có khi sốt nhẹ). Người bệnh ít đi tiểu, lượng nước tiểu rất ít, thậm chí bị tắt tiểu và có thể đe dọa đến tính mạng.

Những trường hợp tuy chảy máu ra ít nhưng lại kéo dài cũng gây nhiều tác hại. Tuy không dẫn đến mất máu cấp tính nhưng cũng khiến người bệnh bị chứng thiếu máu. Khi đó, da dẻ, niêm mạc người bệnh nhợt nhạt,cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, thậm chí còn dẫn đến tình trạng suy tim.

Giảng viên cao đẳng y dược cho biết nếu nhận thấy có các triệu chứng xuất huyết dạ dày, người bệnh cần đi khám ngay tại bệnh viện để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng bản thân.

Các nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày là khá nhiều, có thể tóm gọn các nguyên nhân điển hình như sau:

– Người bệnh thường xuyên uống rượu bia, uống rượu quá mạnh, thấy tổn thương niêm mạc dạ dày.

– Uống các loại acid hoặc kiềm làm hủy hoại thành tế bào của dạ dày.

– Do căng thẳng thần kinh, áp lực về tinh thần sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa.

– Do người bệnh dùng một số thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, corticoid, thuốc chống đông máu những thuốc này làm giảm tiết dịch vị dạ dày, tăng lượng acid nên tăng nguy cơ bị loét.

– Do người bệnh đang mắc các bệnh như xơ gan, ung thư gan, ung thư dạ dày. Do ảnh hưởng của các bệnh về máu như bệnh bạch cầu, suy tuỷ xương, máu chậm đông, máu chảy lâu. Do tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu thể hiện ở việc người bệnh có thể chảy máu ở nhiều nơi như chân răng, mũi, dưới da, ruột, niêm mạc dạ dày…

Dạ dày xuất huyết được chụp bởi kỹ thuật hình ảnh y học

Cách sơ cứu bệnh nhân xuất huyết dạ dày

  • Ngay lập tức cho người bệnh nằm yên tại giường hoặc mặt phẳng, giữ thân cao hơn đầu, hạn chế đến mức thấp nhất việc di chuyển hay đi lại.
  • Sau đó, cho bệnh nhân uống thuốc cầm máu hoặc nước muối để hạn chế lượng máu xuất huyết trong khi chờ xe cấp cứu đến.

Chỉ cho người bệnh xuất huyết bao tử ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Chú ý không được ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, đồ chua cay.

Sau điều trị xuất huyết dạ dày, cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ xuyết huyết tái phát.

Trên là một số thông tin về bênh xuất huyết dạ dày và cách nhận biết. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp nhận biết bệnh sớm và được điều trị ngay tránh biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Các kỹ thuật hình ảnh y học giúp chẩn đoán bệnh về tim mạch

Chẩn đoán hình ảnh bệnh tim mạch là một giải pháp hữu hiện nhằm phát ...