Danh mục
Trang chủ >> Tin tức sức khỏe >> Thông tin về bệnh bạch hầu

Thông tin về bệnh bạch hầu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Cùng các chuyên gia y tế tìm hiểu về bệnh bạch hầu, mức độ nguy hiểm, con đường lây lan và cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh bạch hầu

Thông tin về bệnh bạch hầu

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn cho biết 1 bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể gây nhiễm vi khuẩn ở đường thở, vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Vi khuẩn này vừa gây nhiễm trùng vừa tiết ra độc tố gây nên tình trạng chảy máu mũi, gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong nghiêm trọng.

Bệnh bạch hầu xuất hiện nhiều ở trẻ em, người lớn chưa được tiêm ngừa vắc xin. Nếu không được khoanh vùng cách ly điều trị kịp thời có khả năng lây lan mạnh và trở thành dịch. Con đường lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với các vật dụng có chứa virus. Do đó, bệnh lây lan rất nhanh, xâm nhập tổn thương qua da.

Những triệu chứng của bệnh bạch hầu

Bác sĩ giảng viên kỹ thuật hình ảnh y học cho biết tùy thuộc vào vị trí, cơ quan trong cơ thể mà bệnh bạch hầu có những triệu chứng khác nhau, cụ thể:

  • Ví trí họng và amindan: Ở thể bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Bên cạnh đó, sau khi mắc bệnh từ 2-3 ngày, người bệnh sẽ thấy xuất hiện hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan. Một số trường hợp có thể bao phủ vùng hầu họng. Thể bệnh này rất nguy hiểm do các độc tố ngấm vào máu gây nhiễm độc cho toàn cơ thể. Nếu không được thăm khám và điều trị có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày.
  • Vị trí mũi trước: Bệnh nhân sẽ có biểu hiện sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy, có thể có lẫn máu. Thăm khám có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi, ở thể bệnh này sẽ không quá nguy hiểm do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.
  • Vị trí thanh quản: Ở thể bệnh này có diễn tiến nhanh và nguy hiểm, bệnh nhân thường có triệu chứng như sốt, khàn giọng, ho ông ổng. Khi thực hiện thăm khám có thể thấy các mảng giả mạc tại ngay thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, các giả mạc này có thể gây tắc đường thở làm bệnh nhân tử vong nhanh chóng.

Ở những vị trí khác thì bệnh bạch hầu thường ở trạng thái nhẹ, tuy nhiên không nên chủ quan thay vào đó phải đến bệnh viện để được khám khám và điều trị kịp thời.

Bệnh bạch hầu thường xuất hiện ở trẻ em

Có những cách nào phòng bệnh bạch hầu?

Hiện nay cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là tiêm ngừa vắc xin.Việt Nam hiện chưa có vắc xin đơn phòng bệnh bạch hầu mà sẽ phối hợp với một số bệnh khác như:

  • Vắc-xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của GSK (Bỉ) phòng 6 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà , bại liệt, Hib, viêm gan B.
  • Vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim của Sanofi (Pháp) phòng 6 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà , bại liệt, Hib, viêm gan B
  • Vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim của Sanofi (Pháp): bạch hầu, uốn ván, ho gà , bại liệt, Hib
  • Adacel 0,5 ml của hãng Sanofi – Pháp, sản xuất tại Canada phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván
  • Tetraxim 0.5 ml của hãng Sanofi – Pháp, sản xuất tại Pháp, phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt.

Thông thường vắc xin sẽ có tác dụng phụ như làm trẻ sốt nhẹ, quấy khóc,….Trường hợp nặng như sốc phản vệ rất hiếm khi xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Việc thay đổi nhịp tim tiết lộ điều gì về sức khỏe của chúng ta là gì?

Trái tim của con người có khả năng đập hơn 115.000 lần mỗi ngày. Thường ...