Danh mục
Trang chủ >> Tin tức ngành Y >> Bệnh gút và biến chứng suy thận

Bệnh gút và biến chứng suy thận

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Người bệnh gút nếu không điều trị kịp thời và chuyển sang giai đoạn mạn tính không chỉ gây tổn thương khớp mà còn tác động đến nhiều cơ quan khác như thận.

Gút và biến chứng suy thận

Điều trị bệnh gút khó dứt điểm vì sao

Theo giảng viên cao đẳng y dược thì có những lý do khiến khó điều trị triệt để bệnh gút như sau:

  • Điều trị bệnh gút gặp rất nhiều khó khăn do tác dụng phụ của một số loại thuốc đặc trị. Khi uống thuốc chữa gút có thể gây tiêu chảy hoặc dị ứng, một số tác động làm tăng thải acid uric có thể gây lên sỏi thận.
  • Thứ hai một số bệnh nhân sẽ có cơ địa dị ứng với những loại thuốc chữa gút như  cochicin và allopurinol. Một số người có thể bị sốc phản vệ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Hơn thế nữa, trong quá trình chữa bệnh gút có những người thiếu sự tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ sử dụng thuốc trong những đợt cấp rồi bỏ thuốc, dẫn đến bệnh vẫn “ âm thầm” tiến triển mà bạn không hề hay biết.
  • Không ít bệnh nhân lạm dụng thuốc corticoid dẫn đến tác dụng phụ đáng tiếc như xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, gây nên tai biến mạch máu não. Có những người không kiêng vẫn ăn nhậu tiêu thụ rượu bia, sinh hoạt không điều độ, công việc căng thẳng nên bệnh gút vẫn tái phát.
  • Các bác sĩ tư vấn chia sẻ bệnh gút rất hay bị dị ứng thuốc do đó việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ.

Những biến chứng do bệnh gút

Tổn thương khớp: Mắc bệnh gút nếu không chữa đúng cách, bệnh nhân sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng khó lường như tổn thương xương khớp, khớp bị hủy hoại, đầu xương tổn thương có thể gây tàn phế. Khi các hạt tôphi bị vỡ ra vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm khớp và nhiễm khuẩn khớp, nhiễm khuẩn huyết. Bệnh gút rất dễ chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn. Việc chẩn đoán nhầm có thể dẫn đến chỉ định nhầm thuốc điều trị, khi sử dụng bệnh nhân sẽ gặp dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí có thể tử vong. Gút cũng dễ nhầm với viêm khớp dạng thấp, điều trị nhiều loại thuốc có thể dẫn đến biến chứng lao, loãng xương, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.

Hình ảnh X quang xương tay bệnh nhân gút

Tổn thương thận: Bác sĩ giảng viên Cao Đẳng Y Dược Hà Nội cho biết axit uric được sinh ra từ cơ thể, dung nạp qua thức ăn và sẽ được đào thải qua thận. Khi lượng axit uric quá ngưỡng sẽ lắng đọng trong xoang thận, ống thận gây tắc đường nước tiểu, viêm đường tiểu, viêm thận kẽ,…gây tổn thương và giảm chức năng thận. Số liệu cho thấy có khoảng  10-15% bệnh nhân gút có những tổn thương tại thận.

Suy thận: Bệnh nhân gút có thận bị tổn thương nhưng không biết được điều đó và vẫn dùng thuốc chữa bệnh gút. Khi chức năng thận giảm cùng với các thuốc điều trị bệnh sẽ gây độc cho thận khiến nguy cơ sỏi thận tăng, bệnh nặng hơn và dẫn đến tới suy thận.

Người bệnh gút cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc có thể gây nên tai biến. Đặc biệt việc dùng thuốc chống viêm không  steroid có thể gây tổn thương đến các cơ quan như máu, thận, tiêu hóa, dị ứng. Do đó cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Kết hợp với chế độ ăn dinh dưỡng hợp lí, kiêng ăn hải sản, rượu bia, đồ ngọt để không làm tăng hàm lượng acid uric trong máu.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nước tốt cho quá trình điều trị bệnh. Không nên để cơ thể mệt mỏi, tránh nhiễm lạnh, lao động quá sức, chấn thương. Kết hợp với các bài tập xoa bóp hỗ trợ chữa bệnh gút.

Có thể bạn quan tâm

Các kỹ thuật hình ảnh y học giúp chẩn đoán bệnh về tim mạch

Chẩn đoán hình ảnh bệnh tim mạch là một giải pháp hữu hiện nhằm phát ...