Sỏi bàng quang là căn bệnh khá phổ biến chiếm tỷ lệ 1/3 số ca sỏi ở đường tiết niệu. Bệnh sỏi bàng quang thường gặp nhiều ở nam giới.
Tìm hiểu về sỏi bàng quang
Tổng quan về sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang hình thành do sự ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, các khoáng chất trong nước tiểu tích tụ lại thành sỏi. Thường sỏi bàng quang có hình tròn và nhẵn, ít khi xù xì góc cạnh.
Kích thước hạt sỏi có thể như hạt ngô cũng có loại như quả trứng gà hay nắm tay, thường là một viên đôi khi có nhiều hơn.
Nguyên nhân dẫn đến sỏi bàng quang rất đa dạng, có thể kể đến một số như:
– Sỏi bắt nguồn từ hệ tiết niệu gồm sỏi thận, sỏi niệu quản bị rơi xuống bàng quang và tiếp tục tích tụ tại đây.
– Người bệnh sử dụng một loại thuốc nào đó gây kết tủa hoặc lặng đọng tạo thành sỏi.
– Người bệnh sử dụng canxi, photpho, chất khoáng,…nhưng lại không có chế độ uống nước hợp lý.
– Do hẹp niệu đạo, bàng quang có dị vật gây ứ đọng nước tiểu, đọng cặn tạo sỏi.
– Thường xuyên ngồi làm việc không di chuyển, nhịn tiểu khiến cặn lặng đọng tạo sỏi
– Uống ít nước, không ăn hoặc ít ăn rau khiến nước tiểu không thể thải các chất cặn ra ngoài dẫn đến tích tụ sỏi bàng quang
Những ai có khả năng bị sỏi cao?
Trường hợp nam giới có khả năng bị sỏi bàng quang cao hơn nữ giới do nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể những đối tượng có thể bị sỏi bàng quang cao gồm:
– Nam giới có độ tuổi từ 50 trở lên
– Có bị sỏi thận hay sỏi niệu quản.
– Người ăn uống, sinh hoạt thất thường, thiếu khoa học.
Ảnh viên sỏi được chụp dựa vào Kỹ thuật hình ảnh y học
Cách nhận biết bị sỏi bàng quang
Theo giảng viên cao đẳng y dược Sài Gòn thì không phải sỏi bàng quang nào cũng có xuất hiệu những dấu hiệu cho người bệnh nhận biết. Cho đến khi sỏi di chuyển gây đau hoặc gây tắc nghẽn dòng tiểu thì người bệnh mới chú ý. Dưới đây là một số các dấu hiệu giúp bạn nhận biết sỏi bàng quang sớm:
– Đau bụng dưới, đau vùng hạ vị.
– Xuất hiện lớp màng bọc hoặc nước tiểu có màu sẫm
– Nước tiểu có xuất hiện máu
– Đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt, tiểu buốt.
– Dương vật nam giới có thể xuất hiện tình trạng đau
– Nếu bắt đầu nhiễm khuẩn có thể dẫn đến sốt nhẹ.
Ảnh hưởng của sỏi bàng quang đối với sức khỏe ra sao?
Người bệnh nếu không kịp thời phát hiện sỏi và đưa ra cách xử lý phù hợp dẫn đến sỏi ở lâu tại bàng quang sẽ gây tổn thương niêm mạc của bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục (trước và sau khi đi tiểu). Cũng như sự co bóp của thành bàng quang khiến các viên sỏi cọ xát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, chảy máu sẽ dẫn đến các biến chứng viêm bàng quang.
Không chỉ dẫn đến viêm bàng quang mạn tính mà còn có thể khiến teo bàng quang hoặc rò bàng quang ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Nếu bị rò rĩ bàng quang người bệnh sẽ gặp một biến chứng phức tạp vì phần nước tiểu sẽ chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo dẫn đến nhiễm khuẩn.
Một biến chứng nguy hiểm là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng, suy thận cũng có nguyên nhân từ Sỏi bàng quang.
Nếu xảy ra biến chứng sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian, tốn kém và đặc biệt gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.