Danh mục
Trang chủ >> Tin tức ngành Y >> Tìm hiểu về bệnh sỏi mật

Tìm hiểu về bệnh sỏi mật

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh sỏi mật là một bệnh lý đường tiêu hóa gây tổn gương túi mật cùng như lá gan. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân biểu hiện cũng như cách phòng tránh bệnh sỏi mật.

Tìm hiểu về sỏi mật

Tìm hiểu về sỏi mật

Thông tin về túi mật

Để hiểu về sỏi mật chúng ta cần phải biết vị trí và vai trò của túi mật. Theo giảng viên cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì túi mật là cơ quan có vai trò chứa mật hình thành từ tế bào gan. Mật sẽ được đưa đến tá tràng và ruột non để tiêu hóa thức ăn. Túi mật có vị trí nằm ở bên phải ổ bụng và phía dưới gan. Những thành phần cơ bản trong mật bao gồm: muối mật, bilirubin, và cholesterol.

Các viên sỏi ở túi mật sẽ hình thành từ việc mất cân bằng của các thành phần này và tạo nên những hạt cứng, rắn như đá hoặc ở dạng nhầy như bùn. Đây là căn bệnh khá phổ biến liên quan đến nội tạng, chỉ đứng sau sỏi thận. Hiện bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu kịp thời phát hiện và điều trị.

Những nếu để lâu không điều trị túi mật trữ sỏi có nguy cơ gây ra các biến chứng như viêm túi mật cấp tính, nhiễm trùng huyết, viêm tụy, ung thư túi mật…  gây nguy hiểm đến tính mạng.

Có những nguyên nhân nào gây sỏi túi mật?

Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi mật. Trong đó 3 yếu tố chính gây sỏi mật là: do bệnh lý, sinh hoạt – tinh thần và chế độ ăn uống của người bệnh. Chi tiết như sau:

Bệnh lý:

  • Bệnh về máu: Gây phá hủy hồng cầu và làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật – yếu tố chính hình thành nên sỏi mật ở nhiều bệnh nhân.
  • Bệnh tiểu đường: Lượng chất béo trung tính cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Do bệnh thừa cân, béo phì: Cân nặng quá tải dễ dẫn đến các vấn đề về rối loạn mỡ máu, đồng thời làm tăng cholesterol, góp phần hình thành sỏi trong túi mật.

Chế độ sinh hoạt, tinh thần kém

  • Stress kéo dài: Những căng thẳng, lo âu về công việc, học hành dồn nén trong thời gian dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý khiến dịch mật tiết ra kém chất lượng.
  • Sỏi mật do lười vận động: Với những người làm nghề lái xe, văn phòng… thường ngồi nhiều, ít hoạt động làm dịch mật bị ứ trệ tạo điều kiện cho cholesterol kết tủa.

Chế độ ăn uống

  • Uống ít nước: Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật có thể do nhiều người không uống đủ 2 lít nước mỗi ngày trong thời gian dài sẽ khiến chức năng gan suy giảm, dịch mật tiết ra ít đi.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Tiêu thụ ít calo, nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ và rau xanh dễ gây ra sỏi mật vì điều này sẽ khiến cơ thể hoạt động không ổn định. Bên cạnh đó, những chất béo bão hòa dễ gây tăng cholesterol trong máu, góp phần hình thành nên bệnh.

Sỏi mật chụp bằng kỹ thuật hình ảnh x- quang

Biểu hiện của bệnh sỏi mật

Ở mỗi người, biểu hiện của sỏi túi mật không giống nhau. Bên cạnh đó, vị trí của sỏi cũng dẫn đến những dấu hiệu khác nhau của bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ đã tổng hợp những triệu chứng rõ ràng nhất của sỏi mật giúp người bệnh nhận biết:

  • Đau hạ sườn phải: Cơn đau thường xảy ra ở góc sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Tính chất đau thường âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo vị trí sỏi xuất hiện.
  • Sốt, ớn lạnh: Người bệnh sỏi mật có thể bị sốt, cảm lạnh do nhiễm trùng đường mật hoặc viêm túi mật. Người bệnh thường sốt cao trên 38 độ kèm cảm giác ớn lạnh, vã mồ hôi nhiều.
  • Rối loạn tiêu hóa: Một số bệnh nhân sỏi mật gặp triệu chứng sợ đồ dầu mỡ, ợ chua, đầy bụng, ăn không tiêu… Những triệu chứng này dễ nhầm sang một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đau dạ dày nên nhiều người áp dụng cách  điều trị không phù hợp.
  • Vàng da: Tùy vào tiến triển của sỏi mật mà mức độ vàng da của người bệnh khác nhau. Triệu chứng này còn có thể kèm theo hiện tượng ngứa ngáy, đi ngoài ra máu..

Cách phòng ngừa sỏi mật

Để phòng ngừa sỏi mật bạn cần phải thực hiện chế độ sinh hoạt ăn uống lành mạnh tránh xa những nguyên nhân gây ra sỏi mật.

  • Hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol như phủ tạng động vật, trứng…
  • Bổ sung đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.
  • Sử dụng thức ăn giàu đường bột vì dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật và nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.
  • Giàu vitamin C và vitamin nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột) có trong rau và hoa quả tươi

Có thể bạn quan tâm

Cách nào để phát hiện đột quỵ sớm ở người trẻ?

Trong số nhiều người trẻ mắc đột quỵ, không phải tất cả đều có các ...