Bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây nhiều biến chứng dẫn đến tử vong. Bệnh chủ yếu xảy ra ở vùng có khí hậu nhiệt đới.
- Tìm hiểu tình trạng thừa axit dạ dày và cách nhận biết
- Tìm hiểu về chứng co giật
- Thông tin về bệnh giang mai và những biểu hiện điển hình
Hình ảnh vi khuẩn Whitmore
Thông tin về bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore có tên gọi khác là bệnh melioidosis. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm với nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn gram âm Burkholderia Pseudomallei gây ra. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm năm 1911.
Vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei sống ở môi trường nước đọng bẩn hoặc đất bẩn. Chúng đi vào cơ thể con người chủ yếu qua vùng da bị tổn thương khi tiếp xúc với vi khuẩn này tại vùng nước, đất bẩn ô nhiễm. Trường hợp lây nhiễm khác là lây qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa. Bệnh rất hiếm lây bệnh từ người qua người hoặc lây từ động vật qua người. Bệnh thường xảy ra ở những vùng khí hậu nhiệt đới nhất là Đông Nam Á và miền Bắc Australia.
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết thời gian ủ bệnh whitmore trong vòng từ 1-21 ngày, trung bình thời gian ủ bệnh 9 ngày nhưng cũng có trường hợp chỉ vài giờ. Trong giai đoạn ủ bệnh thường không xuất hiện triệu chứng. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa ẩm, vi khuẩn có thể tồn tại nhiều năm trong đất và cả nước ô nhiễm.
Bệnh khá ít gặp, không gây thành dịch, nhưng nếu không phát hiện, chẩn đoán đúng có thể gây tử vong cao, đặc biệt là ở những người mắc bệnh mãn tính. Biến chứng nặng nề của bệnh có thể kể đến như nhiễm trùng huyết, tổn thương phổi giống bệnh lao phổi, thậm chí người bệnh có thể phải cắt bỏ chi hay tử vong ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh Whitmore
Lời khuyên cho bạn trong việc phòng ngừa bệnh Whitmore là:
- Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước đọng khi có vết thương ngoài da, người mắc bệnh phổi, thận mạn tính, người đái tháo đường.
- Nên mang ủng khi làm nông để tránh nhiễm trùng qua chân
Hạn chế tiếp xúc với đất khi có vết thương hở
Dấu hiệu nhiễm bệnh Whitmore
Bác sĩ giảng viên Kỹ thuật hình ảnh y học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết về triệu chứng của bệnh rất mơ hồ và dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, phổi…Các dấu hiệu của người mắc bệnh Whitmore gồm:
– Nhiễm trùng cục bộ: Người bệnh sẽ có các biểu hiện đau hoặc sưng cục bộ, sốt, loét, áp xe tại vị trí nhiễm trùng
– Nhiễm trùng phổi: Bệnh nhân có các triệu chứng như: Sốt cao, đau đầu, đau ngực kèm ho, chán ăn
– Nhiễm trùng máu: các triệu chứng có thể thấy như: Sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu ở bụng
– Nhiễm trùng lan toả: giai đoạn này bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như Sốt, giảm cân, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, đau dạ dày hoặc ngực, co giật hoặc có các cơn động kinh.