Danh mục
Trang chủ >> Tin tức ngành Y >> Tìm hiểu về Bệnh lồng ruột

Tìm hiểu về Bệnh lồng ruột

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bệnh lồng ruột là căn bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện khá đột ngột và không có dấu hiệu báo trước.

Hình ảnh đoạn lồng ruột

Thông tin về bệnh lồng ruột ở trẻ

Lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng đoạn ruột phía dưới (hay ngược lại) làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Khi đoạn ruột chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào theo, khiến cho các mạch máu bị thắt nghẹt gây tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu.

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào xác định nguyên nhân chính của bệnh lồng ruột bởi 90% trẻ mắc bệnh đều không rõ nguyên nhân. Những trường hợp xác định được nguyên nhân cho thấy các khối u, polyp ở lòng ruột gây ra. Những nguyên nhân này có thể thể làm nhu động của ruột thay đổi, tạo điều kiện cho việc các đoạn ruột “chui” vào nhau.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược cho biết các nghiên cứu khoa học nhận thấy mối liên quan giữa viêm ruột và lồng ruột ở trẻ. Những trẻ vị viêm ruột có tỷ lệ mắc chứng lồng ruột cao hơn những trẻ không bị viêm ruột. Một số nghiên cứu, người ta đã nhận thấy tỷ lệ lồng ruột xảy ra cao hơn ở những trẻ bị nhiễm Rotavirus, loại virut thường gây nôn, tiêu chảy cấp ở trẻ. Các yếu tố khác như: trẻ bị tiêu chảy kéo dài, các sẹo tổn thương ở lòng ruột, dính ruột… đây cũng có thể là nguyên nhân gây lồng ruột mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng.

Nhận biết trẻ mắc lồng ruột ra sao?

Thường trẻ em mắc bệnh ở độ tuổi chưa nói được hoặc nói chưa rõ ràng, các cha mẹ quan sát dấu hiệu bất thường như: bỏ bú, trẻ khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi.

Các dấu hiệu có thể tạm lắng xuống trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó tái phát một cách trầm trọng hơn khiến trẻ la hét, khóc thét từng cơn sau đó mệt lả, da xanh tái, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ, hôn mê, dấu hiệu mất nước nặng kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc như sốt cao, môi khô, hơi thở hơi,….

Đoạn lồng ruột chụp bởi kỹ thuật hình ảnh y học

Bệnh lồng ruột gây biến chứng gì?

Khi một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột sẽ làm tắc nghẽn, ứ trệ sự lưu thông trong lòng ruột, lượng thức ăn sẽ bị ứ trệ phía trên khối lồng ( hiện tượng tắc ruột hoặc bán tắc ruột).

Khi đoạn ruột bị tắt nghẽn làm các mạch máu nuôi ruột cũng bị tắt theo, mạch máu bị ứ trệ làm đoạn ruột bị thiếu máu, quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết sẽ xảy ra và nặng nề nhất đó là tình trạng hoại tử ở ruột.

Khi ruột bị hoại tử, sẽ sản sinh ra các chất độc, gây nên thủng ruột, gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn nhiễm độc khiến trẻ tử vong.

Điều trị lồng ruột ở trẻ như thế nào?

Tuy hiện tượng lồng ruột rất hay xảy ra và biến chứng khá nguy hiểm nhưng bậc phụ huynh có thể phòng ngừa và hạn chế biến chứng bằng cách theo dõi trẻ thường xuyên và nhận biết bất thường.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được khám và điều trị nếu có dấu hiệu như trên. Các Bác sĩ sẽ nhanh chóng làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm hình ảnh ổ bụng, chụp XQ… để chẩn đoán xác định. Khi đã chắc chăn trẻ mắc bệnh lồng ruột, tùy tình trạng khối lồng và thể trạng các Bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp tháo khối lồng bằng bơm hơi hoặc barium hoặc bằng phẫu thuật. Ngoài việc thực hiện các biện pháp này, trẻ sẽ được sử dụng thêm thêm dịch, cho kháng sinh, nuôi dưỡng, đặt ống thông dạ dày cho bụng đỡ trướng…

Có thể bạn quan tâm

Chẩn đoán hình ảnh nhiễm khuẩn thần kinh

Việc phát hiện sớm bệnh nhiễm khuẩn thần kinh đồng thời đưa ra những chẩn ...