Danh mục
Trang chủ >> Tin tức ngành Y >> Tìm hiểu về bệnh loãng xương và cách phòng ngừa

Tìm hiểu về bệnh loãng xương và cách phòng ngừa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bệnh loãng xương diễn ra khá thầm lặng thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Người bệnh loãng xương sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao là gãy xương dẫn đến tàn tật và có thể tử vong.

Hình ảnh về các giai đoạn loãng xương

Thông tin về bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương được công bố chính thức vào năm 1991 bởi WHO. Tình trạng loãng xương xảy ra khi số lượng tổ chức xương giảm, trọng lượng xương giảm, tăng phần xốp của xương. Bởi xương đã mất dần canxi, khiến xương bị xốp, yếu và trở nên giòn và dễ gãy hơn.

Thường người bệnh chỉ phát hiện khi cảm nhận được cơn đau nhức trong xương, hoặc nặng hơn là gãy xương. Cơ hội phục hồi hoàn toàn thời điểm này là rất khó vì hệ xương trong cơ thể đã bị bào mòn quá nhiều. Tình trạng này sẽ càng nặng hơn khi về già do ở độ tuổi này xương không được cứng và chắc khỏe như ở tuổi trưởng thành.

Loãng xương do đâu?

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết khi cơ thể còn trẻ, khỏe thì xương xương luôn trong trạng thái liên tục cũng cố bằng cách tạo ra xương mới và xương cũ sẽ bị phá vỡ. Quá trình tạo ra xương mới nhanh hơn ở người trẻ, do đó khối lượng xương sẽ tăng lên. Trong khi đó ở những người lớn tuổi khối lượng xương tạo ra giảm đi và số lượng xương bị mất đi nhanh hơn từ đó gây nên bệnh loãng xương.

Trường hợp khác là do cơ thể không bổ sung đủ canxi cần thiết cho cơ thể thì việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân dẫn đến loãng xương:

Do tuổi tác: Người trung niên, người già ít hoạt động, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D dẫn đến xương khớp bị thoái hóa.

Do hormon sinh dục nữ giảm: Thời kì sau mãn kinh sẽ tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu.

Do Hormon cận giáp: Do không cung cấp đủ canxi nên cơ thể không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu. Khi đó, hormon cận giáp tiết ra để duy trì sự ổn định nồng độ canxi trong máu. Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị loãng.

Do chế độ ăn uống: Không bổ sung đủ canxi, photpho, magie, albumin dạng keo, axit amin, và thiếu các nguyên tố vi lượng cũng là nguyên nhân gây loãng xương.

Miễn dịch suy giảm:  đây cũng là nguyên nhân góp phần gây ra loãng xương.

Biểu hiện của bệnh loãng xương

Khi mới bắt đầu, người bệnh thường khó phát hiện cho đến khi xương trở nên yếu đi, nên dễ bị trẹo chân, té ngã Thông thường, loãng xương sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Xuất hiện các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
  • Cảm giác đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.
  • Vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể sẽ có cảm giác đau thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối. Những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ giảm đi khi nằm nghỉ.
  • Cơn đau xuất hiện ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Vì vậy, người loãng xương sẽ bị giảm vận động, các tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người sẽ khó khăn khi thực hiện.
  • Đối với những người lớn tuổi, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp…

Hình ảnh x quang gãy xương do loãng xương

Ngăn ngừa loãng xương bằng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống đủ chất là yếu tố vô cùng cần thiết để giúp hạn chế bệnh loãng xương. Bạn nên tham khảo bổ sung những loại thực phẩm sau đây:

  • Ăn ít thực phẩm chứa nhiều chất đạm và giảm muối trong khẩu phần ăn: Các thực phẩm này nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng đào thải canxi đường có trong nước tiểu.
  • Bổ sung chất khoáng: Để ngăn ngừa loãng xương, bạn nên uống sữa, ăn nhiều rau và trái cây để góp phần làm tăng vitamin và chất khoáng, giúp hệ xương khớp được khoẻ mạnh hơn.
  • Thực phẩm giàu Vitamin D và magie: Bổ sung thực phẩm cá trích, cá mòi, cá hồi để tăng cường quá trình hấp thu canxi. Bên cạnh đó, bạn còn cần bổ sung nhiều thực phẩm có chứa magie như: lá xanh, quả hạnh, các loại hạt và đậu vì magie đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành xương, giúp xương xương chắc khỏe hơn.

Có thể bạn quan tâm

Cách nào để phát hiện đột quỵ sớm ở người trẻ?

Trong số nhiều người trẻ mắc đột quỵ, không phải tất cả đều có các ...