Bệnh bướu cổ một căn bệnh tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay. Những triệu chứng gì cho thấy bạn mắc bướu cổ và cách điều trị như thế nào?
- Thông tin về bệnh viêm động mạch Takayasu và cách nhận biết
- Tìm hiểu về bệnh gai cột sống và nguyên nhân gây bệnh
Tìm hiểu về bệnh bướu cổ
Bệnh bướu khổ thường khó nhận biết sớm do không biểu hiện rõ ràng chỉ khi thăm khám kỹ lưỡng mới phát hiện ra tế bào gây bệnh. Vì vậy chúng ta cần phải nắm được cái biểu hiện lâm sàng để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Tìm hiểu về bệnh bướu cổ
Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp, đây là một bệnh lý phổ biến với biểu hiện là khối u ở giữa cổ, xảy ra do rối loạn tuyến giáp.
Hiện nay có thể chia bướu cổ thành 3 nhóm gồm: bướu cổ lành tính, ung thư và rối lọan chức năng nội tiết tuyến giáp.
Bệnh bướu cổ và những triệu chứng
Theo giảng viên cao đẳng y dược Sài Gòn thì thông thường không có triệu chứng rõ ràng và biểu hiện chủ yếu là to tuyến giáp. Khi bướu lớn cảm nhật được cổ to, bành ra.
Đối với các trường hợp mới phát triển, còn nhỏ thì bạn có thể nhận biết như sau:
- Cảm thấy đau cổ họng, nếu có chảy máu vào hạch hoặc viêm, luôn cảm giác thấy cổ họng bị ứ đầy.
- Khó nuốt hoặc khó thở, nếu tuyến giáp hoặc hạch lớn dần.
- Cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau tim thoáng qua, đổ mồ hôi nhiều.
- Bệnh bướu cổ: Triệu chứng và cách phòng bệnh bướu cổ
- Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút, bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh.
- Các triệu chứng cường giáp như không chịu được nóng, nhịp tim nhanh, giảm cân và rùng mình – nếu hạch tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.
- Các triệu chứng suy giáp bao gồm không chịu được lạnh, lờ đờ, tăng cân và yếu sức – nếu ít hormone tuyến giáp được sản xuất.
- Khan tiếng – nếu ung thư xâm nhập các dây thần kinh đến thanh quản. Triệu chứng này cần được chú ý ngay lập tức.
Phương pháp điều trị bướu cổ
Điều trị bướu cổ bao gồm các phương pháp: uống thuốc, thuốc xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi mà không điều trị gì.
- Uống thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại thuốc khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta…
- Thuốc xạ trị là dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.
- Mổ: cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, tùy loại bướu cổ mà lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Nên nhớ chỉ cắt bướu, còn gọi là bóc nhân giáp, ngày nay không còn sử dụng nữa do không bảo đảm lấy hết gốc rễ và an toàn phẫu thuật, hoặc khi cần mổ lại vì kết quả ác tính sau lần mổ trước sẽ khó khăn và dễ gây biến chứng khàn tiếng hoặc tê tay chân.
- Ngoài ra, có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (trong chuyên môn gọi là nang giáp).
- Theo dõi: Khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường chọn theo dõi, không cần điều trị và theo thời gian hầu hết không gây biến chứng. Tái khám định kỳ, 1-2 năm đi khám một lần nếu không thấy bất cứ thay đổi nào trên cơ thể.
Hình ảnh siêu âm tuyến giáp
Do bướu cổ rất phổ biến, thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ngay cả khi điều trị để ngăn ngừa biến chứng cũng không hiệu quả nên không phải lúc nào cũng cần điều trị.
Phòng bệnh bướu cổ như thế nào?
Dưới đây là một số cách phòng bệnh bướu cổ :
- Bổ sung i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày như dùng muối i-ốt thay cho muối thường. Những biện pháp bổ sung i-ốt trong nước mắm, dầu, bánh mì… cũng rất tốt cho sức khỏe.
- Bệnh bướu cổ: Triệu chứng và cách phòng bệnh bướu cổ
- Không dùng kéo dài các thuốc hay thức ăn ức chế hấp thụ iốt, sản xuất hoóc-môn.
- Bổ sung ăn thức ăn hải sản như cá biển, sò ốc, mực; rong biển (rong sụn, rau câu, tảo…), các loại rau xanh, rau xà lách xoong, trứng, phủ tạng động vật, sữa hoặc dùng thêm viên tảo bổ sung hàng ngày.