Axit dạ dày có vai trò quan trọng đối với chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên việc mất cân bằng axit hay thừa axit có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm
- Tìm hiểu về chứng co giật
- Thông tin về bệnh giang mai và những biểu hiện điển hình
- Ung thư thực quản là gì, cách phòng tránh ra sao?
Thông tin về tình trạng thừa axit dạ dày
Thông tin về Axit dạ dày
Axit dạ dày có thành phần chính là axit clohydric với công thức hóa học là HCL. Ở người bình thường nồng độ HCL dao động từ 0,0001 – 0,001 mol/l, độ pH khoảng 3 – 4. Dạ dày cần phải đảm bảo sự cân bằng để quá trình tiêu hóa diễn ra ổn định. Lượng axit dạ dày thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung.
Người thừa axit dạ dày nhẹ khởi đầu thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên dể chủ quan, xem nhẹ dẫn đến bệnh trở nên trầm trọng hơn và xảy ra những bệnh nguy hiểm cho dạ dày. Bởi lượng acxit thừa sẽ ăn mòn và phá hoại thành dạ dày và phần thực quản khi bị trào ngược dạ dày lâu dần sẽ rất nguy hiểm… trực tiếp gây ra viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, khi lượng axit dư thừa có thể ăn mòn cơ thể, khiến cho cơ thể bạn mất đi sức đề kháng dễ dàng mắc những bệnh nghiêm trọng mạn tính như: gout, ung thư, sỏi thận, loãng xương, béo phì, lão hóa…
Tại sao lại dư axit dạ dày ?
Giảng vien Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dư thừa axit dạ dày, cụ thể như sau:
Do ăn uống: Việc ăn uống thất thường, khiến cho dạ dày lúc cần co bóp thì không có đồ co bóp, lúc dạ dày nghỉ ngơi thì lại cần co bóp để tiêu hóa thức ăn. Từ đó dẫn đến hiện tượng dịch vị dạ dày tiết ra không đều dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu dịch vị. Hoặc nhiều người có thói quen uống nước trong khi ăn hay sau khi ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ từ đó khiến cho dạ dày tiết ra lượng axit không đều đó cũng là nguyên nhân làm cho lượng axit được tích tụ và dư thừa.
Hơn nữa, nhiều người có thói quen ăn các loại đồ ăn cay, nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm tăng lượng axit trong dạ dày.
Căng thẳng, stress: Giảng viên Kỹ thuật hình ảnh y học cho biết tinh thần là một yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của dạ dày, khi bạn quá căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống cũng có thể làm tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày. Do đó chúng ta cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan.
Sử dụng thức uống có cồn nhiều: Người sử dụng nhiều rượu bia sẽ làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm , từ đó chi phối hoạt động của hệ tiêu hóa khiến nhu động ruột của đường tiêu hóa sẽ bị rối loạn, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày đại tràng sẽ bị mất tác dụng khiến cho các chức năng chính của dạ dày và đại tràng bị rối loạn, gây tiêu chảy, phân nát,…
Dạ dày thừa axit gây nhiều bệnh nguy hiểm
Bệnh Axit dạ dày biểu hiện như thế nào?
Giảng viên Cao đẳng điều dưỡng cho biết người bệnh dư thừa axit dạ dày thường có khá nhiều biểu hiện như sau:
- Đau và nóng rát thượng vị;
- Đầy hơi, ợ chua, chua miệng, hôi miệng;
- Tiêu chảy hoặc táo bón, nước tiểu sẫm màu kéo dài;
- Da khô, nổi nhiều mụn nhọt;
- Thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ;
- Buồn nôn, khó tập trung và căng thẳng thần kinh.
Phòng ngừa dư thừa axit dạ dày
Người đang trong tình trạng dư thừa axit nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý mục đích làm trung hòa lượng axit trong dạ dày, rèn luyện thói quen sinh hoạt điều độ, hạn chế sử dụng chất có ga, chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, ăn uống điều độ, đúng giờ, tuyệt đối không nên bỏ bữa, bổ sung nhiều chất xơ từ các loại như: rau củ, cải bắp, hành lá, cà rốt, bí ngô, .. tuyệt đối kiêng các loại như chanh, dưa chua, giấm bởi những thực phẩm này có chứa nhiều axit.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và giảm lượng axit dư trong dạ dày.