Có thể nói bệnh ung thư bàng quang là căn bệnh phổ biến nhất là ở nam giới. Thông thường người bệnh nằm trong nhóm tuổi từ 50 đến 70 có thể sớm hoặc muộn hơn.
Các giai đoạn ung thư bàng quang
Điều gì dẫn đến ung thư bàng quang
Bàng quang là cơ quan có nhiệm vụ chứa nước tiểu sau khi được thận thực hiện chức năng đào thải và dẫn qua niệu quản. Bên trong bàng quang là rỗng.
Ung thư bàng quang xảy ra khi các tế bào chuyển tiếp bàng quang phát triển bất thường. Những tế bào bất thường này sẽ tạo nên các khối u, kích thước của khối u lớn hay nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư bàng quang có thể từ việc tiếp xúc với các hóa chất trong ngành công nghiệp nhuộm anilin, hút thuốc lá, cùng các bệnh nhiễm trùng mãn tính do sán máng (một loại ký sinh trùng), một bệnh phổ biến ở Trung Đông và châu Phi.
Thống kê cho thấy, ung thư bàng quang chiếm tỉ lệ 3% trong tất cả các loại bệnh ung thư và đứng thứ 4 trong nhóm các bệnh ung thư phổ biến ở nam giới, chỉ sau bệnh ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư trực tràng.
Có những loại ung thư bàng quang nào?
Giảng viên cao đẳng y dược Sài Gòn cho biết ung thư bàng quang gồm nhiều loại khác nhau, việc xác định được bệnh nhân mắc loại nào sẽ giúp các bác sĩ có hướng điều trị tốt nhất. Các loại ung thư bàng quang bao gồm:
- Ung thư tế bào chuyển tiếp
Chiếm tỉ lệ 90% và đây là dạng phổ biến nhất của bệnh ung thư bàng quang. Ung thư xảy ra ở các tế bào lót bên trong bàng quang, các tế bào chuyển tiếp giãn ra khi nước tiểu trong bàng quang đầy và co lại khi bàng quang trống. Chúng có thể dùng một dòng bên trong niệu đạo và niệu quản và có thể hình thành các khối u.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy
Chiếm tỉ lệ 8% trong số những ca mắc bệnh, dạng bệnh này khá hiếm của bệnh ung thư bàng quang. Khi bị kích thích hoặc nhiễm trùng, các tế bào này sẽ phản ứng lại, qua thời gian một số trường hợp có thể phát triển thành ung thư. Dạng bệnh này thường đến từ nguyên nhân cơ thể bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng.
- Ung thư tuyến (adenocarcinoma)
Chiếm tỉ lệ khoảng 2%, đây là bệnh rất hiếm gặp của ung thư bàng quang. Bệnh bắt đầu trong các tế bào tạo nên các tuyến tiết ra chất nhầy trong bàng quang.
Bàng quang dược chụp bằng kỹ thuật hình ảnh y học
Các giai đoạn của bệnh ung thư bàng quang
Hiện nay, có 5 giai đoạn được xác định của ung thư bàng quang. Các giai đoạn được phân biệt dựa trên kích thước và khả năng di căn của khối u. Cụ thể là:
- Giai đoạn 0: Là giai đoạn khối u mới bắt đầu xuất hiện tại lớp niêm mạc bàng quang, chưa có hiện tượng xâm lấn sâu vào thành bàng quang hay các mô xung quanh. Đây còn được gọi là giai đoạn ung thư tại chỗ, thường có thể điều trị hoàn toàn nhưng tỉ lệ tái phát vẫn cao.
- Giai đoạn I: Những tế bào ung thư từng bước phát triển tạo nên lớp mô liên kết dưới lớp lót của bàng quang. Tuy nhiên vẫn chưa đụng đến lớp cơ trong thành bàng quang. Bệnh cũng chưa bị lan rộng tới các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác của cơ thể.
- Giai đoạn II: Tế bào ung thư phát triển mạnh và tiến triển thành lớp cơ của bàng quang nhưng chưa ăn sâu và lan rộng với các hạch bạch huyết hay các vị trí xa khác trong cơ thể.
- Giai đoạn III: Ung thư đã phát triển thành lớp mô mỡ bao quanh bàng quang và có thể đã lan ra tuyến tiền liệt, tử cung, hoặc âm đạo (bệnh nhân nữ) nhưng chưa gây ảnh hưởng đến vùng bụng hoặc khung chậu.
- Giai đoạn IV: Là giai đoạn cuối của bệnh ung thư bàng quang với các dấu hiệu rất rõ ràng:
Để hạn chế phòng ngừa ung thư bàng quang chúng ta nên:
- Không hút thuốc lá
- Tránh phơi nhiễm với những loại hóa chất và nguồn nước mới
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều loại rau xanh và hoa quả.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Trên là những thông tin tham khảo về bệnh ung thư bàng quang, mong thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về bệnh ung thư bàng quang và cách phòng ngừa.