Bệnh giang mai được xem là căn bệnh nguy hiểm thứ hai sau HIV/AIDS trong các bệnh xã hội. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu điều trị sớm.
- Ung thư thực quản là gì, cách phòng tránh ra sao?
- Bật mí những dạng nổi mề đay theo các dạng dị ứng
- 10 nội dung về bệnh đau mắt đỏ
Thông tin bệnh giang mai
Thông tin về bệnh giang mai
Bệnh Giang mai là căn bệnh lây lan thông thường qua đường tình dục. Bệnh có nguyên nhân chính là do xoắn khuẩn giang mai với tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai được đưa vào những căn bệnh xã hội vì yếu tố lây truyền chủ yếu qua tệ nạn xã hội mại dâm,
Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn cho biết ngoài lây đường tình dục vẫn có thể lây truyền qua đường máu, các chất dịch,….từ người bệnh mang xoắn khuẩn giang mai cụ thể như sau:
- Trong các ca nhiễm bệnh giang mai hằng năm thì phần lớn nguyên nhân bị lây truyền là do các hoạt động tình dục không an toàn của người bệnh. Bệnh giang mai có thể lây nhiễm ngay cả khi bạn chỉ trót một lần duy nhất quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ. Đây cũng là nguyên nhân vì sao giang mai lại được xem là một bệnh xã hội.
- Bên cạnh hình thức quan hệ qua âm đạo thông thường, quan hệ đường miệng (oral sex, gây bệnh giang mai ở miệng) hoặc qua hậu môn cũng là nguyên nhân phổ biến lây truyền bệnh giang mai. Theo thống kê riêng tại nước Mỹ thì có đến 75% số ca nhiễm bệnh giang mai hằng năm là người đồng tính với đặc điểm quan hệ bằng hậu môn.
- Bao cao su được xem là biện pháp để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng trong trường hợp này bao cao su chỉ có tác dụng hạn chế một phần. bởi khi quan hệ tình dục, ngoài sự tương tác giữa 2 cơ quan sinh dục, các bạn còn có sự va chạm thân thể trực tiếp với người bệnh, vì thế nếu không may bạn vô tình tiếp xúc các chất dịch, máu… mang xoắn khuẩn giang mai thì nguy cơ lây bệnh vẫn rất cao.
- Bệnh giang mai còn lây nhiễm từ mẹ sang con: Đây cũng là yếu tố khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều đối với phụ nữ. Đứa trẻ có thể mắc bệnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ (thông qua dây rốn, nước ối), khi trở dạ (xoắn khuẩn giang mai có trong nước ối, máu, dịch nhầy, dịch sản… của mẹ) hoặc do tiếp xúc thân mật với mẹ thông qua sự chăm sóc hàng ngày. Mắc bệnh giang mai bẩm sinh có thể khiến em bé tử vong ngay từ khi còn là bào thai hoặc chậm phát triển về thể chất và trí tuệ hơn những đứa trẻ khác.
Các giai đoạn của bệnh giang mai
Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết bệnh giang mai gồm 4 giai đoạn phát triển như sau:
- Giai đoạn 1 tức giai đoạn đầu: Bắt đầu phát bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng lạ trên cơ thể, tại các điểm đầu tiên tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai sẽ xuất hiện các vết loét, vết loét này được gọi là săng giang mai. Săng giang mai có đặc điểm là nông, hình tròn hoặc hình bầy dục, nhẵn, không gây đau, ngứa và cũng không có mủ. Bên cạnh đó người bệnh sẽ thấy nổi hạch ở vùng bẹn nhưng hạch này không gây đau nhức. Chính vì các triệu chứng do bệnh giang mai gây ra trong giai đoạn đầu thường không mấy khó chịu nên người bệnh khá chủ quan, không đi khám bệnh giang mai sớm. Giai đoạn 1 chỉ tồn tại trong khoảng 3-6 tuần, sau đó các săng giang mai tự biến đi kể cả khi người bệnh không có bất kỳ biện pháp điều trị nào. Thực tế bệnh không tự khỏi, đây chỉ là bước trung gian để bệnh chuyển sang giai đoạn phát triển thứ 2 mà thôi.
- Giai đoạn 2: Sau giai đoạn 1 từ 1 tháng đến 10 tuần, bệnh giang mai sẽ đi vào giai đoạn thứ 2. Lúc này trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện nhiều nốt ban, chúng mọc đối xứng với nhau, có màu hồng phớt nhẹ. Những nốt ban này không gây ngứa, không đau và có thể mọc ở khắp các bộ phận, kể cả lòng bàn tay, lòng bàn chân, mạng sườn, bụng, ngực, mông… Ngoài ra người bệnh còn có hiện tượng bị sốt cao, mệt mỏi toàn thân, đau họng, đau đầu, nổi hạch ở nhiều vị trí trên cơ thể. Giai đoạn 2 cũng tồn tại trong khoảng 3- 6 tuần, sau đó các triệu chứng trên bị biến mất mà không cần điều trị.
Các nốt ban mọc khắp cơ thể bệnh nhân giang mai
- Giai đoạn 3: Giai đoạn 3 được gọi là giai đoạn tiềm ẩn vì khi này bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt, diễn biến rất âm thầm nên nhiều người không nghĩ rằng mình đang có bệnh trong người. Giai đoạn 3 có thể kéo dài từ 1 đến nhiều năm sau. Nếu giang mai tiềm ẩn dưới 1 năm thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Ngược lại giang mai tiềm ẩn đã trên 1 năm thì tỷ lệ lây bệnh thường thấp hơn.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh giang mai, khi này giang mai hầu như không còn khả năng lây nhiễm.
Kỹ thuật viên kỹ thuật hình ảnh y học thông tin rằng thường giang mai lây mạnh ở giai đoạn 1, 2,3 và giai đoạn 4 thì bệnh không còn khả năng lây cho người khác.
Biến chứng của bệnh giang mai gồm giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và các củ giang mai. Biến chứng thời kỳ này rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị bại liệt, mất ý thức, suy nhược cơ thể, động kinh, đột quỵ, phình động mạch chủ, ảo giác, rối loạn ý thức, hoại tử…và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Thông thường bệnh giang mai được điều trị bằng thuốc kháng sinh, trường hợp nhận biết và điều trị bệnh sớm thì phác đồ điều trị khá đơn giản và nhanh chóng.