Theo Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thoái hóa khớp là bệnh khớp mãn tính, xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, tổn thương. Khớp bị thoái hóa phổ biến ở người lớn tuổi nhưng có thể gặp ở cả người trẻ.
Thoái hóa khớp là bệnh gì
Thoái hóa khớp, hay còn gọi là viêm xương khớp do thoái hóa, là căn bệnh liên quan trực tiếp đến khớp. Khớp là nơi gặp gỡ của 2 đầu xương với nhau. Xương cứng và không cử động nên xương chỉ là giá đỡ cho toàn bộ cơ thể, do vậy cần có khớp để tạo ra vận động linh hoạt cho con người. Khớp cấu tạo gồm sụn khớp và bao khớp.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Theo giảng viên khoa kỹ thuật hình ảnh y học trường cao đẳng dược sài gòn chia sẽ thoái hóa khớp có thể được chia thành 2 loại:
Thoái hóa khớp nguyên phát: là loại thường gặp hơn cả và liên quan nhiều đến những yếu tố như tuổi, giới tính, nội tiết và chuyển hóa.
- Tuổi: thường xảy ra ở độ tuổi sau 40
- Giới tính: nữ giới có tỉ lệ các bệnh về xương khớp cao hơn nam giới (60%)
- Nội tiết: khi lớn tuổi, hormone sinh dục hay còn gọi là nội tiết tố suy giảm, quá trình mãn dục ở nam và mãn kinh ở nữ diễn ra kéo theo nhiều rối loạn sinh lí bên trong cơ thể, trong đó điển hình là các bệnh xương khớp, lão hóa và thoái hóa khớp.
- Chuyển hóa: các quá trình chuyển hóa diễn ra trong cơ thể đều ảnh hưởng đến nồng độ canxi huyết. Khi rối loạn chuyển hóa, sẽ gián tiếp ảnh hưởng lên lượng canxi trong xương khớp và hậu quả cuối cùng và thoái hóa khớp . Một số bênh chuyển hóa làm gia tăng trọng lượng cơ thể, tăng áp lực lên các khớp nâng đỡ trọng lượng toàn cơ thể, đẩy nhanh quá trình “hỏng” khớp.
Thoái hóa khớp thứ phát: là loại bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, ít phụ thuộc vào độ tuổi. Bệnh thường liên quan đến yếu tố gia đình, di truyền, béo phì, giới tính, nghề nghiệp, vận động, có tiền sử chấn thương khớp hoặc phẫu thuật.
- Béo phì: là yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa quan trọng nhất đối với thoái hóa khớp. Béo phì làm gia tăng trọng lượng lên các khớp xương, đặc biệt là ở khớp gối. Trải qua nhiều năm nâng đỡ trọng lượng quá tải, các mô khớp sẽ dần trở nên xơ cứng, hao mòn.
- Nghề nghiệp: khi bê vác đồ vật có trọng lượng lớn thường xuyên và lâu dài cũng làm tăng đáng kể nguy cơ tổn thương khớp.
- Chấn thương: chấn thương gây ra tổn hại trực tiếp đến hệ thống xương sụn, đẩy mạnh quá trình hao mòn sụn dẫn đến thoái hóa khớp sớm hơn bình thường.
- Độ tuổi: tuổi tác là căn nguyên hàng đầu của quá trình lão hóa. Tuổi càng cao, sự mất cân bằng giữa yếu tố “xây dựng” và “phá hủy” ngày càng lớn, làm cho mọi tế bào trở nên dễ tổn thương hơn. Trong đó sụn khớp và xương là 2 bộ phận rất nhạy cảm với quá trình lão hóa, làm giảm nghiêm trọng đến khối lượng và chất lượng xương sụn.
- Nội tiết: hormone giới tính có vai trò quan trọng trong điều hòa cấu trúc và chức năng của mô sụn tại khớp. Tuổi càng lớn, nội tiết tố càng dễ rối loạn và thay đổi, khiến cho mô sụn không còn được nuôi dưỡng đầy đủ như trước. Đây là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh về xương khớp ở phái nữ.
- Di truyền: bất thường cấu trúc khớp gối bẩm sinh, hoặc một số bệnh tự miễn có vai trò quan trọng của di truyền như viêm cột sống dính khớp,… đều gây ra tổn thương mạn tính cho khớp xương và cuối cùng gây ra thoái hóa khớp.
Phương pháp chuẩn đoán thoái hóa khớp
Nhìn chung, các loại khớp có thể có những phương phác chẩn đoán chung và mỗi loại lại có những tiêu chuẩn chẩn choán riêng biệt do vị trí giải phẫu, hình thù và kích thước của mỗi loại khớp là khác nhau.
Trên lâm sàng: dựa vào triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối.
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Chẩn đoán xác định dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của hội thấp khớp học Hoa Kì 1991 (ACR 1991)
- X quang phát hiện có gai xương rìa khớp.
- Xét nghiệm dịch khớp là dịch thoái hoá.
- Bệnh nhân đau khớp tuổi trên 38.
- Xuất hiện triệu chứng cứng khớp nhưng không kéo dài, thường dưới 30 phút (phân biệt với viêm khớp dạng thấp).
- Cử động khớp thường nghe thấy tiếng lục cục.
Ngoài ra, một số bệnh nhân có biểu hiện rõ ràng và mức độ nặng như:
- Sưng khớp, tràn dịch khớp do phản ứng viêm hoạt động làm tổn thương màng hoạt dịch
- Khớp thay đổi hình thái, hình dạng bất thường do gai xương, gai khớp phát triển, hao mòn mô sụn, tràn dịch khớp,…
Các phương pháp kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học bao gồm:
X quang: có thể phát hiện được những tổn thương khớp thông qua hình ảnh trực tiếp của khớp. Tuy nhiên X quang không phải là biện pháp nhạy và đặc hiệu để phát hiện sớm thoái hóa khớp. Tùy theo mức độ tổn thương khớp phát hiện trên X quang mà Kellgren và Lawrence đã chia bệnh thoái hóa khớp gối thành các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn 1: gai xương chưa thực sự rõ rệt, có thể phát hiện thấy hoặc không.
- Giai đoạn 2: gai xương rõ nét trên hình ảnh X quang.
- Giai đoạn 3: khe khớp hẹp mức độ vừa phải.
- Giai đoạn 4: khe khớp hẹp nhiều, có thể có tổn thương mô xương dưới sụn.
Siêu âm khớp: nhằm phát hiện và đánh giá mức độ hẹp tại khe khớp, độ dày sụn khớp, hoặc các mảnh vỡ bong vào ổ khớp do sụn thoái hóa,…
Chụp cộng hưởng từ: phát hiện tất cả các tổn thương liên quan đến khớp bao gồm sụn khớp, màng hoạt dịch, dây chằng nhờ không gian 3 chiều.
Nội soi khớp: chủ yếu để chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác.
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
Lâm sàng: cảm thấy đau ở vùng cổ phía sau kết hợp với các triệu chứng của 4 hội chứng điển hình.
Cận lâm sàng:
Phản ứng viêm: các bilan viêm thường ở mức bình thường, làm các bilan viêm chủ yếu để nhằm mục đích chẩn đoán phân biệt với các bệnh lí khác.
X quang cột sống cổ: cho hình ảnh tổng quát của đốt sống cổ, nhờ đó có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường như thay đổi đường cong cột sống cổ, hẹp lỗ liên hợp, xuất hiện gai xương đốt sống cổ,…. Thoái hóa đốt sống cổ thường có biểu hiện của các triệu chứng thoái hóa trên X quang.
Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ: có thể phát hiện và đánh giá tình trạng và vị trí chèn ép rễ thần kinh, hẹp ống sống, vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm,…
Chụp CT-scan: tương tự nhưng kém nhạy và đặc hiệu hơn chụp cộng hưởng từ, chỉ được sử dụng khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.
Điện cơ: thường phát hiện và đánh giá những tổn thương liên quan trực tiếp đến thần kinh tại đốt sống cổ.
Chẩn đoán thoái hóa khớp háng
Lâm sàng: dựa trên các triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp háng
Cận lâm sàng:
- X quang:
Xuất hiện tình trạng hẹp khe khớp háng do bào mòn sụn khớp tại đây.
Hạn chế vận động tại khớp háng do xuất hiện một hoặc nhiều gai xương tại đây khiến người bệnh cảm thấy rất đau khi cử động khớp háng.
Tăng mật độ xương dưới sụn do chịu sự chèn ép lớn vì phải nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra còn có thể có tình trạng bào mòn đầu xương, khuyết xương do phải thường xuyên cọ xát đầu xương vào nhau.
- Chỉ định khác: chụp cộng hưởng từ khớp háng hoặc chụp CT- SCAN nếu cần thiết trong các trường hợp cụ thể.
Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng
Lâm sàng: dựa vào các dấu hiệu đau tại cột sống thắt lưng có tính chất cơ học, đau khu trú tại chỗ.
Cận lâm sàng:
- X quang là chẩn đoán hình ảnh thường quy để chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng. X quang nhằm phát hiện tình trạng hẹp khe đốt sống, hẹp đĩa đệm, gai đốt sống, đặc xương dưới sụn, hẹp lỗ liên hợp đốt sống.
- Chụp cộng hưởng từ chỉ áp dụng trong trường hợp nghi ngờ có thoát vị đĩa đệm, chèn ép rễ dây thần kinh.
Thoái hóa cột sống thắt lưng thường đi kèm với tuổi cao, nên không xảy ra đơn độc mà thường phối hợp với các bệnh về thoái hóa xương khác như loãng xương, lún xẹp đốt sống do loãng xương.
Chẩn đoán thoái hóa bàn chân
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đau, sưng tấy khớp cổ chân, đi lại khó khăn.
X quang: nhằm phát hiện hẹp khe khớp, bào mòn đầu xương, tăng mật độ xương dưới sụn, gai xương, biến dạng khớp.
Chẩn đoán thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
Lâm sàng: sưng đau các khớp ngón tay, cứng khớp dưới 30 phút, vận động ngón tay khó khăn, khó cầm nắm.
Cận lâm sàng:
- X quang: hẹp khe khớp, gai xương, đặc xương dưới sụn.
- Làm thêm một số xét nghiệm yếu tố viêm, yếu tố dạng thấp để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác.