Theo thống kê của các chuyên gia thì nữ giới có tỷ lệ loãng xương cao hơn nam giới, tại sao lại như vậy? Chúng ta hãy tìm câu trả lời qua bài viết sau.
Nữ giới vì sao có tỷ lệ loãng xương cao hơn nam giới?
Thông tin về cấu tạo của xương
Giảng viên Cao đẳng Y Dược cho biết cấu tạo của xương chủ yếu là muối canxi, cùng các khoáng chất khác liên kết với nhau bằng các sợi collagen. Lớp vỏ ngoài của xương dày và cứng, bên trong xốp và mềm hơn có cấu trúc dạng tổ ong.
Theo độ tuổi, mật độ xương giảm do cơ thể không tái tạo xương kịp với tốc độ xương cũ bị phá vỡ. Và các lỗ hổng trong cấu trúc bên trong xương bắt đầu lớn hơn. Loãng xương là thuật ngữ mô tả tình trạng này của xương
Tại sao phụ nữ có tỷ lệ loãng xương cao?
Các kỹ thuật viên Kỹ thuật hình ảnh y hoc cho biết nữ giới có tỷ lệ mắc loãng xương cao gấp 4 lần hoặc cao nhất là 8 lần nam giới. Hiện có nhiều nguyên nhân khiến nữ giới có tỷ lệ mắc loãng xương hơn nam giới bao gồm:
- Xương phụ nữ thường nhỏ và mỏng: Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp phân tích, thì thông thường thì xương của phụ nữ luôn nhỏ, mỏng hơn so với nam giới, nên khi đến một độ tuổi nhất định thì mật độ xương của nữ giới sẽ giảm mạnh hơn, khiến tăng nguy cơ mắc phải bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới.
- Nữ giới có cơ bắp ít hơn: Phụ nữ dễ bị bệnh loãng xương hơn nam giới, vì nữ giới có ít cơ hơn nam giới. trong khi đó thì cơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa xương. Việc có nhiều cơ bắp cũng sẽ kích thích, tạo áp lực cho xương tái tạo liên tục, giúp xương dẻo dai và khỏe mạnh hơn.
- Phụ nữ hay mắc các bệnh về tuyến giáp: Phụ nữ hay bị mắc các bệnh về tuyến giáp, trong khi đó căn bệnh này chính là nguyên nhân chính làm giảm khả năng hấp thụ cũng như tái hấp thụ lượng canxi của cơ thể. Tồi tệ hơn là khi mắc bệnh về tuyến giáp cũng làm giảm lượng vitamin D có trong cơ thể. Những yếu tố này kết hợp tạo ra nguy cơ gây các bệnh chuyên khoa về xương khớp, trong đó có bệnh loãng xương của phụ nữ tăng vọt.
Xương bị loãng có các lỗ hổng rộng hơn
- Nội tiết tố thay đổi: Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết khi mang thai và sinh con, nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi. Đặc biệt, trong khoảng thời gian mang thai, xương phụ nữ thường bị mất một lượng canxi khá lớn. Nguyên nhân là dó thai nhi sẽ lấy trực tiếp khoáng chất, cũng như canxi từ cơ thể mẹ. Do đó, nếu càng sinh nở nhiều lần, thì lượng canxi trong xương của phụ nữ se mất đi càng nhiều, nguy cơ loãng xương càng cao.
- Ít vận động: Thông thường, tỷ lệ nữ giới ít vận động khá cao. Việc thường xuyên vận động sẽ giúp cho bộ xương của bạn phát triển tốt, dẻo dai và chắc khỏe hơn.
Trên đây là những nguyên nhân, khiến cho phụ nữ dễ bị bệnh loãng xương hơn nam giới. Vậy nên hàng ngày bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống và tập thể thao đều đặn… để hạn chế và điều trị bệnh loãng xương một cách hiệu quả nhất nhé.