Bệnh suy thận là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy bạn nên trang bị kiến thức về dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận để được điều trị kịp thời.
Tìm hiểu về bênh thoái hóa khớp và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh xương thủy tinh là gì? Nguyên nhân của bệnh bắt nguồn từ đâu?
Tìm hiểu về bệnh suy thận
Thông tin về bệnh suy thận
Thận là cơ quan nằm ở hai bên cột sống, phía sau lưng, trên eo có hình dáng như hai hạt đậu. Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thế, có chức năng điều chỉnh huyết áp, lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải, chất độc, các chất dư thừa, …ra khỏi cơ thể, cùng nhiều chức năng quan trọng khác. Do đó khi thận ngừng hoạt động, các cơ quan khác cũng bắt đầu bị ảnh hưởng.
Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược thì bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron, đây là phần tử cấu tạo nên thận. Sự tổn thương của dẫn sẽ ảnh hưởng đến việc đào thải chất độc, chất dư thừa, nếu không điều trị kịp thời thận sẽ ngừng hoạt động, biến chứng do mất chức năng thận nặng nhất là gây tử vong. Hiện các cách để kiểm tra bệnh suy thận gồm xét nghiệm, dựa và kỹ thuật hình ảnh y học, kiểm tra huyết áp, sinh thiết thận,…
Những dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận
Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết của bệnh suy thận dựa trên các nghiên cứu của y học hiện đại.
Rối loạn tiểu tiện: Rối loạn tiểu tiện là dấu hiệu nhận biết suy thận mà cơ thể cảnh báo bạn đầu tiên, khi lượng nước tiểu ít hơn bình thường có nghĩa là cơ thể bạn và nhất là thận của bạn đang cầu cứ Bác sĩ. Mặt khác dấu hiệu này thường khiến các bệnh nhân đi tiểu nhiều vào ban đêm khi bộ lọc thận này bị tổn thương.
Tiểu ra máu: Đây là dấu hiệu suy thận của bạn đã trầm trọng, khi thận của bạn hoặc một vài cơ quan khác bị nhiễm trùng ví như đường tiết niệu chẳng hạn. Tuy nhiên nếu có lẫn máu trong nước tiểu, tốt nhất là bạn hãy đi đến gặp các bác sĩ ngay vì thông thường có đến 90% là biểu hiện của suy thận dẫn đến nguy cơ phải cấy ghép thận
Ngón chân mắt cá bị phù: Khi bàn chân hay mắt cá chân bị sưng phù như quả bóng có nghĩa là chức năng thận của bạn kém khiến nước tích lại và khó đào thải ra được. Phù chân là dấu hiệu giúp bạn nhận biết suy thận trong đó tình trạng giữ natri và nước khiến cho hiện tượng này sảy ra.
Chán ăn, không thèm ăn: Ăn không ngon kèm theo đó là có cảm giác buồn nôn và nôn là dấu hiệu đáng báo động. Tình trạng này sảy ra khi có sự tích tụ độc tố trong cơ thể, cuối cùng dẫn đến suy thận.
Thận là một bộ phận quan trọng của cơ thể
Mắt sưng: Khi thận bị rò rỉ lượng lớn protein đi theo đường nước tiểu thì biểu hiện đầu tiên là mắt bị sưng phù. Nếu bạn đến khám các bác sĩ sẽ buộc bạn đi xét nghiệm máu và kiểm tra thận.
Ngứa da và dị ứng
Khi thận không thể duy trì được sự cân bằng khoáng chất và dinh dưỡng trong máu hợp lý, da sẽ trở nên ngứa, nếu các kem thuốc không giúp giảm tình trạng ngứa da này bạn cần sự thăm khám của các bác sĩ.
Co rút cơ: Mất cân bằng điện giải có thể là do chức năng thận bị suy giảm. Do đó bạn có thể bị co rút cơ cả ngày báo cho bạn là thận có vấn đề.
Nước tiểu có bọt và có mùi lạ: Nước tiểu thường xuyên có bọt là dấu hiệu rõ ràng của suy thận và có mùi lạ bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu nhỏ này.
Cách phòng ngừa bệnh Suy thận
Thay đổi lối sống:
- Giữ huyết áp đúng mục tiêu bác sĩ đặt ra. Đối với hầu hết mọi người, mục tiêu huyết áp thường là dưới 140/90 mm Hg
- Kiểm soát nồng độ đường và cholesterol trong máu
- Tập thể dục hằng ngày, duy trì cân nặng lý tưởng
- Không hút thuốc lá
Thay đổi chế độ ăn uống:
- Uống đủ nước trong một ngày từ 1,5-2 lít, uống nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi
- Thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm đạm, giảm dầu mỡ