X quang và hình ảnh y học là một thành công bước ngoặt của nền y học thế giới. Đã có những đóng góp to lớn cho nền y học của nhân loại. Vì vậy chúng ta cần ôn lại những nét cơ bản của vấn đề này.
Năm 1895, nhà vật lý Wilhelm Conrad Rontgen đã phát minh ra tia X và sau đó phát minh này đã được ứng dụng vào mục đích y học.
Nhưng tia X khi vào cơ thể cho phép nhìn thấy hình ảnh chồng lên nhau những bộ phận giải phẫu. Để khắc phục nhược điểm này lúc đầu người ta đã nghĩ ra sáng kiến chụp nghiêng, chụp chếch.
Biết khi nào cho đủ, người ta tiếp tục sáng tạo chụp cắt lớp trong cơ thể con người. Mãi đến những năm 1970 mới phát triển chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography, CT scanner) hay còn gọi là chụp cắt lớp đo tỉ trọng.
Việc sử dụng siêu âm trong y học thì từ năm 1958 mới bắt đầu siêu âm trong sản phụ khoa.
Trong những năm gần đây lại xuất hiện cộng hưởng từ hạt nhân, đây là cuộc cách mạng trong chẩn đoán hình ảnh.
Nhà triết học Descartes đã viết: “Để cho trí tuệ trở nên khôn ngoan, phải hướng nó nghiên cứu cái gì đã được người khác tìm ra”.
Chúng ta lần lược tìm hiểu khái quát những ứng dụng của các phát minh trên.
– X quang thường quy: Chùm tia X phát xạ từ bóng là đồng đều. Chùm này khi xuyên qua cơ thể người bị hấp thu một phần, phần này tỷ lệ thuận với chiều dày, tỷ trọng và số nguyên tử của vùng bị xuyên qua.
Có các loại kỹ thuật X quang sau đây:
Chiếu X quang: Hiện nay không còn dùng nữa vì liều chiếu xạ quá lớn, không những ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến nhân viên kỹ thuật. Mặc dù chiếu X quang cho phép quan sát được các chuyển động của các cơ quan, nhưng bất lợi là nó không để lại chứng cứ gì. Ngoài ra chiếu X quang giúp định vị được các dị vật, kim, ống thông, kìm cặp, kéo, dây dẫn, gạc…có cản quang và giúp cho phẫu thuật viên lấy ra dễ dàng.
Chụp X quang thường quy: Dùng trong thăm khám hệ hô hấp, hệ xương, chụp bụng.
Chụp X quang có thuốc cản quang: dùng trong thăm khám hệ tiêu hóa, đường mật, hệ tiết niệu.
Nguy hại của X quang: Nhiễm xạ cho người bệnh, kỹ thuật viên, môi trường… Nhất là nguy cơ đối với gen ở trên người trẻ.
– Chụp cắt lớp vi tính:
Là một phương pháp đo tỷ trọng X quang của những thể tích cơ bản trong một lớp cắt. Phương pháp này chính xác hơn hình ảnh X quang thường quy trên 100 lần.
Chụp cắt lớp vi tính có thể dùng đối quang tiêm tĩnh mạch, tiêm vào màng não tủy, bơm vào các bộ phận khác kể cả vào đường tiêu hóa.
Chụp cắt lớp vi tính cho phép định vị chính xác được tổn thương, cho phép nghiên cứu các mạch máu của tổn thương về mặt động học, khắc phục được một số nhược điểm của X quang thường quy như người ta có thể chụp cắt lớp vi tính não, ngực và bụng.
Hơn nữa liều chiếu xạ của chụp cắt lớp vi tính ít hơn rất nhiều lần của X quang thường quy vì vậy ít nguy hại hơn.
– Chụp siêu âm:
Nguyên lý áp điện được P. Curie phát hiện từ năm 1880, sau đó được P. Langevin sử dụng đầu tiên vào năm 1916 để chế tạo ra các bộ phận chuyển đổi siêu âm đầu tiên.
Siêu âm được dùng trong chẩn đoán có tần số từ 2-10 MHz tùy theo yêu cầu thăm khám. Siêu âm không gây tác hại sinh học như tia X, do đó hiện nay thăm khám siêu âm là vô hại và có thể dùng cho phụ nữ có thai.
Trong một môi trường có cấu trúc không đồng đều, sẽ có phản xạ của siêu âm trên mỗi vật cản đường, sóng phản hồi này gọi là âm vang (écho). Sóng phản hồi này được thu bởi đầu dò và được xử lý trong máy siêu âm để cho hình ảnh trên màn hình.
Như vậy đầu dò của máy siêu âm làm nhiệm vụ phát siêu âm và thu âm vang.
Có nhiều loại kỹ thuật siêu âm khác nhau:
* Siêu âm đồ kiểu A (Amplitude: Biên độ): Ghi lại các âm vang thành những xung nhọn. Ít có giá trị trong chẩn đoán.
* Siêu âm đồ kiểu B (Bidimensionnel: Hai chiều): Ghi lại các âm vang bằng những chấm sáng nhiều hay ít tùy theo cường độ của âm vang. Rất thông dụng trong siêu âm y học.
* Siêu âm đồ kiểu D (Dinamique: Động): Ghi lại các âm vang 2 chiều với tốc độ quét nhanh nên thu được hình ảnh theo thời gian thật.
* Siêu âm đồ kiểu T.M (Temps Mouvement: Thời gian chuyển động): Ghi lại các âm vang theo thời gian. Kiểu thăm dò này chủ yếu dùng để thăm khám tim.
* Siêu âm đồ kiểu Doppler: Để đo tốc độ tuần hoàn, xác định hướng của dòng máu và đánh giá lưu lượng máu.
Tạo hình siêu âm:
Các cấu trúc chứa dịch lỏng (bàng quang, túi mật, u nang): Thể hiện một vùng rỗng âm. Vì siêu âm truyền dễ dàng trong môi trường lỏng do đó có hiện tượng tăng âm phía sau các cấu trúc này.
Một u đặc: Sẽ thể hiện bằng một vùng tăng âm và kèm giảm âm nhẹ phía sau u.
Nhu mô các tạng đặc (gan, lách, tụy, thận): Lúc bình thường có cấu trúc âm đồng đều về đậm độ cũng như phân bổ của âm vang.
Một cấu trúc rất đặc có tác dụng như một lá chắn vì vậy một viên sỏi sẽ có hình tăng âm rõ rệt ở mặt trước, còn mặt sau sẽ có hình rỗng âm do chùm siêu âm bị viên sỏi cản lại.
Một số vùng giảm âm do cấu trúc nữa lỏng nữa đặc như áp xe hay một khối u hoại tử có hình ảnh siêu âm gần giống nhau.
Trong môi trường khí siêu âm không có sóng phản hồi. Vì vậy đã có tác giả viết “không khí là kẻ thù của siêu âm”.
– Tạo hình bằng cộng hưởng từ (MRI):
Tạo hình bằng cách khai thác từ tính của các nhân nguyên tử.
Những nhân Hydro tức là Proton có nhiều trong cơ thể người. Khi được đặt trong một từ trường mạnh và được kích thích bằng một sóng vô tuyến điện có tần số thích hợp sẽ phát ra tín hiệu. Hệ thống tin học hiện đại sẽ biến những tín hiệu này thành hình ảnh và nó cũng chụp cắt được nhiều lớp như chụp cắt lớp vi tính.
Tạo hình bằng cộng hưởng từ có các ưu điểm sau:
Nó không dùng tia X và không có nguy hại. Nó chống chỉ định trên những bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp tim, một số van tim nhân tạo, các miếng cấy sắt từ, các cặp mạch máu trong sọ… Nói tóm lại trong cơ thể có những vật liệu kim loại chịu ảnh hưởng của từ trường.
Nó cho phát tạp hình theo ba mặt thẳng góc trong không gian.
Hình ảnh phụ thuộc vào mật độ của các proton, thời gian trở lại trạng thái cân bằng sau khi bị kích thích và cường độ của từ thông.
Hình ảnh y học ngoài vấn đề giúp cho chẩn đoán ngày nay nó còn tham gia tích cực vào điều trị như: Nong lòng mạch máu, gây tắc nghẽn mạch máu, truyền thuốc tại chỗ, dẫn lưu mật, thận, chọc sinh thiết…
Nguồn : Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur