Danh mục
Trang chủ >> Chẩn đoán hình ảnh >> Những rủi ro y học khi sử dụng phương pháp chụp PET/CT

Những rủi ro y học khi sử dụng phương pháp chụp PET/CT

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Một trong những kỹ thuật hình ảnh y học cao cấp được ứng dụng rộng rãi hiện tại đó là chụp PET/CT, công nghệ này mang lại kết quả chính xác và độ tin cậy cao.

Công nghệ PET/CT là kỹ thuật hiện đại tầm soát những bệnh lý nguy hiểm

Công nghệ PET/CT  là kỹ thuật hiện đại tầm soát những bệnh lý nguy hiểm 

Hiện nay công nghệ PET/CT được xem là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất giúp các chuyên gia phát hiện và chuẩn đoán một cách chính xác những bệnh lý về thần kinh, ung thư và cả những vấn đề tim mạch. Cũng chính vì những lợi ích mà kỹ thuật mang lại mà hiện nay có rất nhiều người muốn đăng kí sử dụng dịch vụ này để tầm soát các bệnh nguy hiểm đối với cơ thể. Tuy nhiên liệu rằng chụp PET/CT liệu có ảnh hưởng và rủi ro gì đối với sức khỏe hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Chụp PET/CT là gì

Trước hết chúng ta cần hiểu phương pháp chụp PET/CT là sự kết hợp của 2 phương pháp chụp ghi hình cắt lớp ( Positron Emission Tomography) và chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography) chúng cung cấp những thông tin quan trọng trọng về chức năng của các cơ quan khác và các hình ảnh giải phẫu của cơ thể.

Những rủi ro xuất hiện khi sử dụng PET/CT

Những rủi ro xuất hiện khi sử dụng PET/CT

Những rủi ro chúng ta có thể gặp khi chụp PET

Chúng  ta nên biết  trước khi sử dụng công nghệ chụp PET hay  PET/CT  mỗi người bệnh sẽ được các bác sĩ tiêm một liều lượng nhỏ chất phóng xạ có tên là 18F-FDG  vào trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi do tiếp xúc phóng xạ mà chúng ta nhắc đến khi sử dụng ghi hình cắt lớp. Tuy nhiên thì với một liều lượng rất nhỏ chất phóng xạ được sử dụng thì tỉ lệ dẫn đến nhiễm xạ đối với cơ thể là rất thấp so với những lợi ích mà chúng có thể mang lại đối với sức khỏe con người.

Những kỹ thuật hình ảnh y học hạt nhân đã được ứng dụng trong hơn 5 thập kỉ nhưng chúng ta vẫn chưa có một tác dụng phụ lâu dài nào được ghi nhận bởi sự tiếp xúc phóng xạ với liều lượng thấp. Chính vì vậy những rủi ro khi sử dụng kỹ thuật chụp PET có tồn tại tuy nhiên với tỉ lệ thấp thì chúng ta có thể chấp nhận được. Khi sử dụng dịch vụ này chúng ta cần chú ý những điểm sau:

  • Khi tiêm những dược chất phóng xạ vào cơ thể có thể xuất hiện tình trạng đỏ, hơi đau nhưng chúng sẽ nhanh chóng mất đi
  • Chụp PET có thể xuất hiện những dị ứng dạng nhẹ đối với các dược chất phóng xạ tuy nhiên trường này hiếm xảy ra
  • Nên có những cân nhắc và thận trọng khi sử dụng dịch vui này đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Một số rủi ro về phản phệ thuốc cản quang khi chụp PET/CT

Một số rủi ro về phản phệ thuốc cản quang khi chụp PET/CT

Những rủi ro chúng ta có thể gặp khi chụp CT

Tiếp xúc với bức xạ điện từ: 

Phương pháp chụp CT sẽ sử dụng loại tia X quét lên khu vực cần được kiểm tra của cơ thể bệnh nhân đã được chỉ định để có thể có những đánh giá chính xác về cấu trúc và giải phẫu của các bộ phận. Chính vì vậy mà bệnh nhân phải tiếp xúc với các bức xạ lớn hơn so với những trường hợp chụp X quang bình thường. Việc tiếp xúc thường xuyên đối với những bức xạ tia X là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tuy nhiên thì những liều lượng được sử dụng trong các Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đều đã được tính toán kỹ càng và hợp lý để đảm bảo an toàn đối với cơ thể của bệnh nhân.

Tuy nhiên thì chụp CT cũng được khuyến cáo là không an toàn đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú,  chúng có những  bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy chúng ta có thể lựa chọn những phương pháp khác an toàn hơn cho người bệnh.

Phản phệ với thuốc cản quang

Trong một số trường hợp dưới sự chỉ định của bác sĩ điều trị thì có một số bệnh nhân cần được tiêm thuốc cản quang trước khi chụp PET/CT, loại thuốc này có thể gây đến những tác dụng phụ hoặc dị ứng đối với cơ thể như ngứa hoặc phát ban, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong tuy nhiên nó rất hiếm trong y học.

Nguồn: kythuathinhanh.com

Có thể bạn quan tâm

Quy trình siêu âm có tiêm thuốc cản âm tĩnh mạch

Siêu âm có tiêm thuốc cản âm tĩnh mạch là phương pháp siêu âm kết ...