Danh mục
Trang chủ >> Kỹ thuật hình ảnh >> Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh u não hiệu quả hiện nay

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh u não hiệu quả hiện nay

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh u não có vai trò quan trọng trong việc xác định tính chất, vị trí, kích thước và mức độ ảnh hưởng của khối u đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh u não là gì?

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn u não hình thành do sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong não, làm xuất hiện khối u lành tính hoặc ác tính. Các khối u này có thể xuất hiện ở não hoặc các cơ quan khác trên cơ thể và lan dần sang não khi người bệnh bị ung thư. Khối u não ác tính bắt nguồn ở não được gọi là ung thư não nguyên phát, các khối u não còn lại được gọi chung là ung thư não thứ phát hay di căn não.

Thông thường, các khối u não lành tính sẽ ít gây nguy hiểm hơn cho người bệnh. Nhưng nếu các khối u này phát triển quá lớn vẫn có thể gây chèn ép, chiếm không gian sọ não, gây ảnh hưởng đến cấu trúc và việc thực hiện chức năng của não bộ. Vì vậy, dù ở dạng nào thì các khối u não cũng cần phát hiện sớm.

Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bệnh u não

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ nhạy cao giúp phát hiện khối u và đánh giá phạm vi ảnh hưởng của khối u. Kỹ thuật chụp MRI sử dụng từ trường mạnh, xung tần số vô tuyến và máy tính để chỉ ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan, mô mềm xung quanh, xương và hầu hết các cấu trúc bên trong cơ thể.

Hầu hết các loại khối u não đều được chẩn đoán chính xác thông qua hình ảnh phim chụp MRI vì phương pháp này cho phép quan sát tổn thương từ nhiều góc độ. Hình ảnh từ chụp cộng hưởng từ cho phép bác sĩ chẩn đoán được số lượng, kích thước, vị trí cũng như dự đoán khối u não là lành tính hay ác tính.

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật hình ảnh sử dụng tia X để ghi lại hình ảnh giải phẫu của cơ thể và tái hiện chúng trên máy vi tính nhờ kết nối với thiết bị xử lý tinh vi. Kỹ thuật này có thể phát hiện rõ các khối u, khối u chảy máu, hiện tượng vôi hóa trong khối u và những tổn thương xương do khối u gây ra. Ngoài việc chẩn đoán tình trạng u não, kết quả hình ảnh chụp CT còn giúp bác sĩ đánh giá được bản chất cũng như mức độ tăng sinh mạch máu của khối u não.

So với kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT não tuy không có giá trị cao về mặt chẩn đoán u não và các tổn thương phần mềm nhưng lại có hiệu quả hơn trong quá trình đánh giá mức độ vôi hóa của khối u, tổn thương xương sọ, xâm lấn xương sọ.

Như vậy, chụp cắt lớp vi tính sọ não là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cần thiết để biết chính xác người bệnh có bị u não hay không, hoặc cho phép gợi ý bản chất của các khối u (lành tính hay ác tính) này.

Chụp PET

Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ được đánh dấu để chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của nhiều loại bệnh.

Phương pháp chụp PET cho phép chẩn đoán và xác định các khối u, vùng sẹo, vùng hoại tử, vùng bị thay đổi do xạ trị… Nếu như kỹ thuật chụp CT hay MRI cho chúng ta thấy hình ảnh giải phẫu của não, vị trí, kích thước và hình dáng của khối u thì phương pháp chụp PET giúp đánh giá được sinh lý học, sinh bệnh học của não, khối u và các vùng tổn thương trong não.

Kỹ thuật chụp mạch máu não

Chụp mạch máu não sử dụng kỹ thuật chụp X-quang và phương pháp tiêm thuốc cản quang để xác định hình ảnh mạch máu bên trong não. Kỹ thuật này có thể tạo ra nhiều góc chụp khác nhau với nhiều tư thế để đánh giá vị trí, kích thước, số lượng mạch máu quanh khối u và mạch máu nuôi khối u.

Cũng theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, kỹ thuật chụp mạch máu não còn giúp cung cấp thêm các thông tin về những bất thường tại não thông qua kỹ thuật chụp MRI và CT.

Có thể bạn quan tâm

Chẩn đoán thai ngoài tử cung bằng kỹ thuật siêu âm

Việc chẩn đoán thai ngoài tử cung đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc ...