MRI là kỹ thuật hình ảnh mang tính cách mạng kỹ thuật đối với y học và ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi sự chính xác, an toàn, không xâm nhập và không dùng tia X
- Những vấn đề về siêu âm thai mà mẹ bầu nào cũng muốn biết
- 6 kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến trong ngành Y hiện nay
- Cơ hội việc làm khi theo học ngành Kỹ thuật hình ảnh
Ngày nay, chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng ở nhiều bệnh viện lớn ở Việt Nam và ứng dụng hỗ trợ chẩn đoán chính xác nhiều bệnh quan trọng. Trong đó bao gồm bệnh thần kinh, cột sống, xương khớp, tim mạch, tiêu hóa…
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là gì?
Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là magnetic resonance imaging là kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng từ bằng cách sử dụng từ trường và sóng radio. Chụp cộng hưởng từ có thể cho hình ảnh rõ ràng của hầu hết các bộ phận của cơ thể. Vì vậy nó rất hữu ích khi các kỹ thuật khác (như X quang) không cung cấp đủ thông tin cần thiết. Nó thường được sử dụng để chụp não và tủy sống để phát hiện những bất thường và các khối u. Thậm chí, rách dây chằng vùng khớp có thể được phát hiện bằng cộng hưởng từ. Vì vậy, cộng hưởng từ được sử dụng nhiều hơn sau chấn thương do thể thao.

MRI là kỹ thuật hình ảnh hiện đại, mang tính cách mạng kỹ thuật đối với y học. Cho đến nay, MRI ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi sự chính xác, an toàn, không xâm nhập và không dùng tia X. Hình ảnh có độ phân giải cao, khảo sát đa mặt cắt, cho hình ảnh sắc nét về bộ phận cần chụp, đồng thời đánh giá được các tính chất của mô cần khảo sát.
Kỹ thuật Cộng hưởng từ (MRI) được thực hiện như thế nào?
Khi tiến hành chụp MRI, bạn sẽ nằm bên trong một ống nam châm lớn, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các bước sau đây :
- Phát ra một trường mạnh làm các hạt proton nằm trong những nguyên tử hydro xếp theo cùng một hướng. Bình thường hàng triệu proton có hướng dịch chuyển khác nhau nhưng nhờ từ trường phát ra, các proton này được sắp xếp theo một hướng song song với từ trường giống như các nam châm.
- Sau khi sóng radio chấm dứt, các hạt proton trở lại những vị trí ban đầu. Trong quá trình này, chúng phát ra tín hiệu sóng. Các hạt proton thuộc những loại mô, cơ quan khác nhau sẽ trở lại vị trí với những vận tốc khác nhau. Do đó, tín hiệu sóng phát ra từ các loại mô trong cơ thể sẽ khác nhau. Các mô mềm sẽ được nhận biết
- và phân biệt với các mô cứng hơn trên dựa trên tín hiệu phát ra.
- Các tín hiệu này sẽ được thu nhận bởi một đầu dò trong máy.
- Đầu dò sẽ truyền tín hiệu đến một máy tính. Máy tính sẽ tạo ra hình ảnh dựa trên các tín hiệu sóng phát ra từ cơ thể
Cần chuẩn bị gì trước khi chụp cộng hưởng từ (MRI)?
Hầu hết trước khi Chụp cộng hưởng từ không cần phải chuẩn bị gì. Tuy nhiên bệnh viện sẽ cung cấp những thông tin cần thiết trước khi chụp cộng hưởng từ nếu cần thiết. Bên cạnh đó thì người mang một số thiết bị cấy ghép cần lưu ý trước khi chụp vì từ trường có thể làm lệch hoặc làm hỏng các thiết bị y tế có kim loại bên trong. Vì vậy, trước khi vào máy cộng hưởng từ, bạn sẽ được hỏi xem có đang mang bất kỳ thiết bị y tế nào trong người hay không. Bạn có thể sẽ phải điền vào một bảng câu hỏi an toàn về những vật có thể chứa kim loại. Hình sau đây là danh sách các vật chứa kim loại mà kỹ thuật viên chụp cộng hưởng từ cần biết
Việc báo cho kỹ thuật viên biết rằng bạn có dị vật kim loại trong hốc mắt hay trong cơ thể cũng rất quan trọng. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần được chụp X quang trước khi chụp cộng hưởng từ để chắc về sự an toàn khi vào máy
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có gây nguy hiểm không?
Chụp cộng hưởng từ không gây đau và được cho là an toàn. Phương pháp cũng không gây ra bất cứ tác dụng phụ vào vì không sử dụng tia X như chụp X quang hay chụp cắt lớp CT. Tuy nhiên, Một số người có phản ứng dị ứng với thuốc tương phản từ. Thuốc này đôi khi được chỉ định và phản ứng dị ứng là hiếm. Phụ nữ mang thai thường được khuyên không nên chụp cộng hưởng từ ngoại trừ những tình huống khẩn cấp. Mặc dù chụp cộng hưởng từ được cho là an toàn, tác dụng lâu dài của từ trường mạnh lên thai nhi đang phát triển vẫn chưa được làm rõ.
Nguồn : kythuathinhanh.com