Danh mục
Trang chủ >> Chẩn đoán hình ảnh >> Khi nào thì nên sử dụng chụp Xquang

Khi nào thì nên sử dụng chụp Xquang

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chụp Xquang là phương pháp chẩn đoán bệnh bằng y học hiện đại. Được các bác sĩ coi như là một loại xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đã được sử dụng trong nhiều thập kỉ trong công tác chữa và điều trị.

khi-nao-thi-ne-chup-quang
Khi nào thì nên sử dụng chụp Xquang

Xquang được công bố vào năm 1896 với một hình ảnh bàn tay của nhà giải phẫu học. Từ khoảng 100 năm nay Xquang cơ bản đã trở thành chìa kháo để xác định và chẩn đoán điều trị bệnh lí. Ngày nay nhiều loại Xquang khác nhau được sử dụng cho các mục đích đặc biệt. Ví như Xquang tuyến vú (chupm mamo) và thụt baryt được  sử dụng để xác định các vấn đề về ruột.

Khi nào thì kĩ thuật hình ảnh Xquang được sử dụng

Trong các trường hợp dưới đây các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phải đi chụp Xquang nếu họ cần quan sát bên trong cơ thể của bạn, Ví dụ khi họ muốn.

  • Quan sát khu vực bạn bị đau
  • Giám sát tiến triển của bệnh, ví dụ như bệnh loãng xương
  • Theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị
  • Một số bệnh lí khác cũng có thể cần chụp Xquang như
  • Viêm khớp
  • Tắc mạch
  • Ung thư xương
  • Các khối u vú
  • Bệnh phổi
  • Các vấn đề về tim hóa
  • Phì đại tim
  • Gãy xương
  • Nhiễm trùng
  • Loãng xương
  • Các vấn đề về nuốt
  • Sâu răng
moi-lan-chup-xquang-co-bao-nhieu-phong-xa-vao-co-the-1
Chụp Xquang có gây hại đến cơ thể?

Xquang có sử dụng một lượng nhỏ tia phóng xạ. Ngưỡng phơi nhiễm này được cân nhắc là an toàn cho người lớn. Tuy nhiên, nó không được đánh giá là an toàn đối với sự phát triển của thai nhi. Hãy nói với bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm nếu bạn đang có thai hoặc nghĩ rằng mình có thể mang thai. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không sử dụng tia phóng xạ, ví dụ như MRI.

Nếu bạn chụp Xquang vì chấn thương, ví dụ như gãy xương, bạn có thể bị đau hơn khi chụp vì kĩ thuật này yêu cầu điều chỉnh tư thế để có được hình ảnh rõ nét. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho thuốc giảm đau trước khi chụp.

Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang trước một vài loại chụp X-quang để cải thiện chất lượng hình ảnh. Thuốc cản quang thường là iod và có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Phát ban
  • Ngứa
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Có vị kim loại trong miệng

Ở một số trường hợp rất hiếm gặp, thuốc cản quang có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng, ví dụ như sốc phản vệ, tụt huyết áp, hoặc ngừng tim.

Chụp Xquang có gây hại đến cơ thể?

Chụp Xquang thật sự là có hại cho cơ thể và sức khỏe về lâu dài nếu như nhiễm xạ quá mức quy định trong một năm. Nhiễm tia sạ vượt mức quy định có thể dẫn đến 10 – 20 năm về sau. Nếu chúng ta bị nhiễm xạ quá nhiều vượt mức quy định sẽ gây nên những ức chế tủy xương, tổn thương niêm mạc ruột dẫn đến những bệnh như tiêu chảy sụt cân, máu nhiễm độc , da có biểu hiện ban đỏ, viêm da, sạm da và đặc biệt là giảm sức đề kháng của cơ thể và chụp nhiều cũng có thể dẫn đến vô sinh.  Đặc biệt những phụ nữ mang thai việc chụp Xquang sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và điều này là cực kì nguy hiểm.

(Theo kythuathinhanh.com)

Có thể bạn quan tâm

Sử dụng CLVT và MRI trong quá trình chẩn đoán viêm ruột thừa

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về viêm ruột thừa và ...