Gãy xương đòn là chấn thương thường xảy ra nhất ở vùng vai nguyên nhân có thể do tai nạn giao thông, tại nạn thể thao,…Vậy chấn thương gãy xương đòn có nguy hiểm không?
- Hướng dẫn cách Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị nhịp tim chậm
- Tìm hiểu quy trình chụp cộng hưởng từ (MRI) an toàn
Hình ảnh xương đòn bị gãy trên ảnh X – Quang
Gãy xương đòn là như thế nào?
Xương quai xanh là tên gọi khác của xương đòn, là đoạn xương nối giữa xương bả vai và xương ức.
Vì một nguyên nhân nào đó tác động vào vùng vai làm xương đòn bị gãy. Trong trường hợp không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Biểu hiện của tình trạng gãy xương đòn
Theo giảng viên cao đẳng điều dưỡng thì người bị gãy xương đòn thường có các biểu hiện như sau:
- Cảm thấy đau tại vùng xương đòn, khi cử động cánh tay đau nhiều hơn.
- Vùng chấn thương sưng lên
- Vùng chấn thương có vết xuất huyết dưới da
- Vùng vai khó vận động hoặc bị cứng
- Cử động vai cảm nhận tiếng xương bị gãy
- Quan sát ngoài da thấy xương đòn bị biến dạng
- Gãy xương đòn có thể làm cho xương đòn biến dạng có thể quan sát được ngoài da
Phương pháp chữa gãy xương đòn
Dựa vào kỹ thuật hình ảnh các bác sĩ sẽ xem xét mức độ nặng nhẹ của chỗ gãy xương qua ảnh chụp X – Quang. Ngoài ra người bệnh có thể được yêu cầu chụp cắt lớp vi tính CT Scan để xem xét chi tiết hơn về phần xương gãy.
Phương pháp điều trị phổ biến là phẩu thuật điều chỉnh xương đòn trở lại vị trí bình thường.
Gãy xương đòn bao lâu thì lành
Người gãy xương đòn điều trị đúng cách cần từ 9 đến 24 tháng tùy thuộc vào dạng và mức độ nặng của đường gãy thì người bệnh mới có thể phục hồi hoàn toàn.
Can xương sẽ được hình thành từ từ ở vị trí xương bị gãy. sau khi lành ở trẻ em sẽ biến mất từ từ, tuy nhiên đối với người lớn can xương thường tồn tại kéo dài sau lành xương
Hình ảnh xương đòn sau phẩu thuật nối xương
Gãy xương đòn có những biến chứng nào?
Những biến chứng khi bị gãy xương đòn có thể từ nhiều nguyên nhân từ vùng xung quanh nơi chấn thương, cũng có thể do phương pháp điều trị chưa phù hợp, hoặc quá trình phục hồi sai cách,…biểu hiện như sau:
- Dập, đứt mạch máu: khi xương gãy có thể chọc vào mạch máu gây rách, đứt mạch máu, làm chảy máu nhiều hơn gây tổn thương nặng nề.
- Tổn thương dây thần kinh: quá trình chấn thương mạnh làm đụng giập, đứt rách dây thần kinh hay do sai sót trong quá trình xử trí chấn thương mà làm tổn thương thêm thần kinh. Nếu dây thần kinh bị đứt thì sẽ giảm cảm giác của chi thể, cũng như giảm khả năng vận động.
- Xương liền khá chậm: Nếu đến 3 tháng mà xương vẫn chưa lành được theo kết quả X-quang thì cần phải theo dõi tình trạng xương chậm liền.
- Xương không liền: đến 6 tháng mà bệnh nhân còn đau tại vị trí xương gãy, trên ảnh X-quang xương vẫn chưa có dấu hiệu liền, trường hợp này sẽ có phương pháp điều trị thay thế.
- Xương bị lệch khi liền: biến chứng này không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chức năng của chi thể