Gai cột sống chèn dây thần kinh có thể gây viêm các dây thần kinh và dẫn đến đau đớn. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
- Phương pháp MRI thoát vị đĩa đệm giúp chẩn đoán bệnh chính xác
- Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh PET/CT trong điều trị ung bướu
Gai cột sống chèn ép dây thần kinh có thể gây đau thắt lưng
Triệu chứng gai cột sống chèn dây thần kinh
Giảng viên ngành Kỹ thuật hình ảnh y học chia sẻ, khi gai cột sống chèn dây thần kinh, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn và khó chịu nói chung ở khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cảm nhận được các triệu chứng khác mà không cảm thấy đau.
Cụ thể, một số dấu hiệu nhận biết gai cột sống chèn dây thần kinh bao gồm:
- Đau ở khu vực bị ảnh hưởng, chẳng hạn như cổ hoặc đau thắt lưng;
- Đau lan tỏa đến các khu vực khác, chẳng hạn như đau dây thần kinh tọa;
- Tê hoặc ngứa ran khắp cơ thể;
- Có cảm giác nóng rát hoặc châm chích ở khu vực bị ảnh hưởng;
- Sức mạnh yếu, đặc biệt là khi thục hiện một số hoạt động nhất định.
Đôi khi các triệu chứng gai cột sống chèn dây thần kinh có thể trở nên nghiêm trọng hơn như người bệnh thực hiện một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như quay đầu hoặc căng cổ.
Chẩn đoán gai cột sống chèn dây thần kinh
Các Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được thực hiện trong quá trình chẩn đoán bệnh cho phép bác sĩ xác định được mức độ chèn ép của gai xương lên dây thần kinh, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Ngoài việc xem xét các triệu chứng lâm sàng, kiểm tra thể chất để tìm kiếm các dấu hiệu có liên quan và đánh giá chức năng vận động của cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định một trong các xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây để chẩn đoán gai cột sống chèn dây thần kinh.
-
Chụp X -Quang
Hình ảnh trên phim chụp X-quang sẽ ghi nhận lại vị trí của gai xương, kích thước gai, mức độ chèn ép vào dây thần kinh và sự thay đổi trong cấu trúc của cột sống.
-
Xét nghiệm điện học
Kỹ thuật này cho pháp đánh giá được mức độ tổn thương của rễ thần kinh khi bị gai xương chèn ép. Xét nghiệm điện học được thực hiện nhằm mục đích đo tốc độ truyền phát tín hiệu điện về não bộ hay các chi.
-
Chụp MRI (cộng hưởng từ)
Phương pháp này có giá trị cao trong chẩn đoán gai cột sống chèn dây thần kinh. Tình trạng này sẽ được phát hiện sớm thông qua phim chụp. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương ở lớp đĩa sụn hay đĩa đệm nếu có.
-
Chụp CT scan
Mức độ chèn ép của gai xương lên dây thần kinh cũng như sự thay đổi của cấu trúc cột sống cũng được phản ánh thông qua chụp cắt lớp vi tính.
Phòng ngừa gai cột sống gây chèn ép dây thần kinh
Bác sỹ – Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học cho biết, gai cột sống được xem là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Do đó, không có biện pháp phòng ngừa tất cả nguy cơ gây gai cột sống. Tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ gai cột sống chèn ép dây thần kinh với một số lưu ý như:
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục có thể tăng cường cơ bắp và hỗ trợ cột sống khi cần thiết. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập đơn giản, chẳng hạn như đi bộ nhanh để tăng cường lưu lượng máu đến cột sống và kéo căng cơ bắp. Ngoài ra, các bài tập thể dục dưới nước có thể điều hòa các cơ bị tổn thương, giảm ma sát và ngăn ngừa các cơn đau.
Thay đổi tư thế
Việc ngồi cúi người về phía trước có thể tạo áp lực lên đến cột sống và dẫn đến gai cột sống. Do đó, người bệnh có thể sử dụng ghế làm việc hỗ trợ lưng và đùi một cách chính xác. Người bệnh có thể đặt một chiếc khăn nhỏ cuộn bên dưới lưng để hỗ trợ lưng. Ngoài ra, người bệnh có thể đứng lên vận động nhẹ nhàng sau môi 50 phút để giúp cột sống linh động.
Nâng đồ vật đúng cách
Nâng đồ vật sai cách là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây tổn thương cột sống và tăng nguy cơ hình thành gai xương. Khi nâng đồ vật, người bệnh hạ thấp đầu gối (không uốn cong lưng), dùng sức ở chân và hông để nâng vật nặng. Tránh uốn cong lưng khi nâng đồ vật, điều này có thể gây tổn thương lưng.
Dành thời gian nghỉ ngơi
Sau các hoạt động tác động đến lưng trong một thời gian dài, chẳng hạn như như uốn cong lưng, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn cột sống. Người bệnh nên đứng thẳng trong vài phút để các mô cột sống được phục hồi và tái tạo hình dạng phù hợp.
Hạn chế stress
Quản lý căng thẳng tinh thần và hạn chế stress có thể hỗ trợ giảm áp lực tác động đến cột sống, ngăn ngừa gai xương và các vấn đề liên quan.
Gai cột sống chèn dây thần kinh gây đau là một vấn đề phổ biến và cần được điều trị phù hợp để tăng cường chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa và tránh các rủi ro liên quan.