Danh mục
Trang chủ >> Tin tức ngành Y >> Bệnh xương thủy tinh là gì? Nguyên nhân của bệnh bắt nguồn từ đâu?

Bệnh xương thủy tinh là gì? Nguyên nhân của bệnh bắt nguồn từ đâu?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cùng các giảng viên Cao đẳng Y Dược tìm hiểu về bệnh xương thủy tinh và nguyên nhân dẫn đến bệnh xương thủy tinh cũng như cách phòng ngừa bệnh

Bệnh xương thủy tinh suy giảm số lượng chất lượng tế bào xương

Thông tin về bệnh xương thủy tinh

Bệnh xương thủy tinh còn được gọi là bệnh giòn xương hoặc xương bất toàn, tên khoa học của bệnh là Osteogenesis Imperfecta (OI). Bệnh này có tính di truyền. Xương của người bệnh bị loãng, giòn và dễ gãy. Người bệnh xương thủy tinh thường thì tay chân sẽ dễ gãy vụn dù chỉ với vắ đập nhỏ chẳn hạn như ho, hắc hơi.

Y học hiện đại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ dừng lại ở các biện pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng. Với sự phát triển y học hiện đại, các kỹ thuật hình ảnh y học cho phép các bác sĩ phát hiện bệnh sớm từ khi còn trong bào thai ngoại trừ trường hợp bệnh thể nhẹ.

Đi sâu vào cấu tạo của xương, như chúng ta đã biết xương là mô liên kết đặc biệt bao gồm các tế bào và chất khuôn xương. Các sợi collagen và các mô liên kết chứa chất gluco amino glycin tạo thành chất khuôn xương. Quá trình tạo xương và hủy xương diễn ra liên tục và xương cũ được tiêu hủy và thay bằng xương mới. Nhưng nếu hệ tạo xương bất toàn do tổn thương gen chỉ huy sản xuất collagen tuýp 1 khiến các sợi collagen này suy giảm số lượng, chất lượng, khả năng chịu lực giảm mạnh dẫn đến xương biến dạng và dễ gãy.

Phân loại bệnh Xương thủy tinh như thế nào?

Theo giảng viên cao đẳng y dược Sài Gòn thì hiện nay bệnh xương thủy tinh được chia thành 4 týp lâm sàng với mức độ nặng nhẹ như sau:

Týp 1: Đây là thể nhẹ nhất và khá phổ biến. Người bệnh có tướng và thể trạng bình thường hoặc tương đối bình thường. Bệnh nhân biểu hiện yếu cơ, cong cột sống, cũng mạc mắt có thể là màu tím hoặc xanh. Ở độ tuổi dậy thì thường có thể bị gãy xương.

Týp 2: Đây là thể nặng nhất. Người bệnh có thể tử vong ngay khi sau chào đời do gãy xương đòn hoặc gãy nhiều xương,…

Týp 3: Thể này tương đối nặng, trẻ sinh ra có thể bị gãy xương, củng mạc mắt thường quá trắng hoặc có màu xám, màu xanh, giảm chức năng hô hấp, giảm thính lực và bất thường về răng.

Týp 4: Đây là thể trung gian giữa týp 1 và 3. Xương bị biến dạng nhẹ hoặc trung bình.

Theo mức độ từ nhẹ đến nặng thì được sắp xếp như sau: týp 1, týp 4, týp 3, týp 2. Một số nghiên cứu mới đã phân loại thêm týp 5, 6, 7.

X – quang của bệnh nhân xương thủy tinh

Có những cách điều trị bệnh xương thủy tinh?

Bệnh xương thủy tinh có tính chất di truyền và không có thuốc chữa hiệu quả. Phương pháp điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là cách hàng đầu để giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống giúp họ tự lập trong sinh hoạt và cuộc sống.

Điều trị bằng thuốc: Tác dụng ức chế quá trình hủy xương như nhóm bisphosphonate (kết quả điều trị khá khả quan).

Điều trị bằng phương pháp chỉnh hình: Đối với xương bị gãy sẽ được điều trị bằng nẹp bột, bó bột,… mang lại hiệu quả khả quan vì đối với bệnh nhân xương thủy tinh các chỗ xương gãy thường nhanh liền hơn các bệnh nhân khác.

Điều trị bằng phẫu thuật: trường hợp xương bị gãy, biến dạng nặng thì các bác sỹ mới chỉ định phẫu thuật.

Có thể bạn quan tâm

Cách nào để phát hiện đột quỵ sớm ở người trẻ?

Trong số nhiều người trẻ mắc đột quỵ, không phải tất cả đều có các ...