Danh mục
Trang chủ >> Tin tức sức khỏe >> Bác sĩ chia sẻ về nguyên nhân và triệu chứng bệnh thoái hóa khớp

Bác sĩ chia sẻ về nguyên nhân và triệu chứng bệnh thoái hóa khớp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bệnh thoái hóa khớp là gì và có những nguyên nhân nào gây ra bệnh, triệu chứng và dấu hiệu của bệnh là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Thông tin về bệnh thoái hóa khớp

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, cơ thể mất cân bằng giữa việc phân hủy và tổng hợp của sụn kèm theo các phản ứng viêm, giảm thiểu dịch khớp sẽ dẫn đến thoái hóa khớp

Bệnh lâu ngày, sụn của khớp dần bị thoái hóa, bị bào mòn trở nên xù xì dẫn đến nứt, rách. Cùng với đó phần xương dưới sụn cũng có dần thể hiện sự thay đổi cấu trúc và hình dạng, mật độ khoáng giảm, đầu xương bị trơ ra bắt đầu có gai xương ở rìa. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn hhi vận động bởi xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau.

Có nhiều khớp có thể gặp tình trạng thoái hóa như: khớp háng, gối, cổ chân, cổ tay, ngón chân, ngón tay… Người bệnh có thể bị thoái hóa một khớp hoặc thoái hóa đa khớp. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Biểu hiện khi mắc bệnh thoái hóa khớp

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết rằng người bệnh thoái hóa khớp có nhiều triệu chứng xảy ra thường xuyên, gây hạn chế vận động, cụ thể như sau:

Đau nhức, cứng khớp, khớp kêu lục cục: Đây là triệu chứng điển hình. Khi co duỗi các khớp cơn đau thường trở nên nặng hơn. Đồng thời, khi vận động, người bệnh có thể nghe thấy tiếng kêu “lạo xạo” ở khớp. Trong thời gian ngủ, người bệnh không cử động khiến các khớp dần bị cứng lại. Lúc này bạn không thể thực hiện động tác co duỗi chân

Khó khăn khi vận động: Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận động hằng ngày. Những động tác như: nhấc chân, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, quay cổ, vặn mình… rất khó thực hiện.

Khớp bị biến dạng: Người bệnh thoái hóa khớp trong giai đoạn nặng, sụn bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện các gai xương. Tình trạng này khiến các khớp bị sưng to và biến dạng gây đau nhức, hạn chế vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.

Nếu gặp những triệu chứng trên người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Khớp nào có thể bị thoái hóa?

Theo kỹ thuật viên kỹ thuật hình ảnh Y học, hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, tuy nhiên những khớp thường bị thoái hóa gồm:

  • Khớp gối: Khớp này luôn phải gánh chịu một trọng lực rất lớn để giữ vững cơ thể, xoay và di chuyển nên khả năng thoái hóa cao.
  • Khớp háng:  Khớp có thể bị thoái hóa ở một hoặc cả hai bên.
  • Ngón tay, bàn tay: Vng gốc của ngón cái và đốt ngón tay, hình thành các nốt cứng, gồ ghề và cong nhẹ.
  • Cột sống lưng và cổ: Người bệnh sẽ cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân. Bệnh tiến triển nặng sẽ khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn kèm theo hiện tượng cứng, khó cử động, đau tê vai gáy rồi lan xuống cánh tay hay lên đầu.
  • Khớp vai: Những người vận động sai tư thế, dân văn phòng… ít cử động khớp vai khi làm việc khiến quá trình lưu thông máu chậm lại, thậm chí bị tắc nghẽn khiến khớp bị khô, thiếu chất dễ dẫn đến thoái hóa khớp vai.
  • Khớp cổ chân: Những người di chuyển càng nhiều thì sụn khớp càng dễ bị bào mòn và tổn thương. Bên cạnh đó, áp lực tại khớp cổ chân cũng tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Thoái hóa khớp nguyên nhân do đâu?

Bệnh thoái hóa khớp phát triển từ từ và phát bệnh khi có tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn như:

  • Tuổi tác: Người từ 50 tuổi trở lên sẽ dễ mắc bệnh. Ở độ tuổi này, khả năng tái tạo và sản sinh các tế bào sụn bị giảm dần, cùng với đó chất lượng sụn khớp cũng kém dần. Cơ thể không còn tự tiết ra dịch nhầy để bôi trơn cho các khớp. Theo thời gian, sụn khớp mất tính đàn hồi, bị khô cứng, nứt vỡ và bào mòn, gây đau và khó cử động.
  • Sinh hoạt sai tư thế: Ngồi, đứng lâu một tư thế, hoặc người mang vác vật nặng rất dễ mắc bệnh thoái hóa xương khớp. Ngủ gối quá cao, chỉ nằm ngủ ở 1-2 tư thế cố định… Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh thoái hóa khớp gia tăng ở người trẻ tuổi.
  • Hoạt động thể thao quá độ: Các hoạt động thể thao sẽ gây sức ép cho khớp, việc hoạt động liên tục cường độ nặng ngoài đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp thì cũng còn khiến bạn gặp nhiều chấn thương khác.

Dị tật bẩm sinh về cột sống, bệnh lý về xương khớp: Gù vẹo cột sống, cũng làm thay đổi một phần hình thái và diện tỳ nén bình thường của cột sống, dần dần gây thoái hóa. Người bệnh tiểu đường, bệnh gút, loãng xương… có thể bị thoái hóa cột sống sớm hơn.

Có thể bạn quan tâm

Cách nào để phát hiện đột quỵ sớm ở người trẻ?

Trong số nhiều người trẻ mắc đột quỵ, không phải tất cả đều có các ...