Danh mục
Trang chủ >> Chẩn đoán hình ảnh >> Tìm hiểu quy trình chụp cộng hưởng từ (MRI) an toàn

Tìm hiểu quy trình chụp cộng hưởng từ (MRI) an toàn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp chẩn đoán hình để đưa các hình ảnh chi tiết hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Tìm hiểu quy trình chụp cộng hưởng từ (MRI) an toàn

Tìm hiểu quy trình chụp cộng hưởng từ (MRI) an toàn

Bài viết dưới đây Trung cấp kỹ thuật hình ảnh Y học sẽ giải thích đầy đủ nhất mọi thắc mắc của bạn về chụp cộng hưởng từ và chụp cộng hưởng từ như thế nào an toàn nhất

Chụp cộng hưởng từ là gì ?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh y học hiện đại, hiệu quả. Hiện nay, MRI được sử dụng để kiểm tra hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Chụp MRI cho hình ảnh chất lượng cao có độ phân giải và độ tương phản tốt, giúp thầy thuốc đánh giá chi tiết các tổn thương và chẩn đoán bệnh chính xác, trong nhiều trường hợp là tốt hơn so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, Xquang và chụp cắt lớp CT.

Quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp Xquang hay chụp CT. MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cung cấp nhanh và chuẩn xác so với tia X trong việc chẩn đoán các bệnh về tim mạch.

Chụp cộng hưởng từ như thế nào là an toàn?

Theo Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học khi bạn được bác sĩ chỉ định chụp MRI để chẩn đoán bệnh, bạn cần thực hiện tốt các việc sau đây để được an toàn khi chụp:

Bạn cần tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên phòng chụp MRI. Đến nay, chưa thấy tác hại của từ trường đối với cơ thể. Nhưng từ trường cao của máy có thể gây hại đến các thiết bị cấy ghép bằng kim loại bên trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân cần thông báo cho nhân viên phòng chụp MRI về việc: có đặt máy tạo nhịp tim, dùng van tim nhân tạo, dùng máy trợ thính, cấy ghép thiết bị điện tử, đinh nội tủy hay sử dụng kim loại kết hợp xương, mảnh đạn trong người, vòng tránh thai T Cu 380A, răng giả… vì mọi vật kim loại cần được lấy ra khỏi cơ thể trước khi chụp MRI.

Khi tham gia quá trình chụp cộng hưởng từ bạn cần tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên phòng chụp MRI

Khi tham gia quá trình chụp cộng hưởng từ bạn cần tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên phòng chụp MRI

Bệnh nhân cũng không mang các vật dụng có kim loại như đồ trang sức, đồng hồ, kẹp tóc, chìa khoá, máy tính, máy điện thoại di động, thẻ tín dụng… vào phòng chụp MRI. Để có chất lượng hình ảnh tốt, bệnh nhân cần nằm yên, không cử động trong lúc chụp MRI. Đối với trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ, nhân viên y tế sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử dị ứng uống, tiền sử bệnh thận trước khi chụp và hướng dẫn ký giấy cam kết. Thuốc tương phản từ hoàn toàn không gây độc cho cơ thể. Nhưng thuốc này có thể gây dị ứng với các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tê rần tay, chân và nổi mẩn ngứa. Song so với tác dụng dị ứng của thuốc cản quang thì thuốc tương phản từ có tỷ lệ gây dị ứng ít hơn 6 lần. Các tác dụng ngoại ý này thường nhẹ và mất hẳn sau khi dùng thuốc chống dị ứng.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) như thế nào là an toàn?

Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình để đưa các hình ...