Danh mục
Trang chủ >> Kỹ thuật hình ảnh >> Phương pháp siêu âm có những lợi ích và hạn chế gì?

Phương pháp siêu âm có những lợi ích và hạn chế gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Siêu âm là phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh giúp bác sĩ tiết kiệm thời gian tối đa. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có mặt lợi và mặt hạn chế.

Những ích lợi mà siêu âm mang lại

Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học cho biết: Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn giúp cho các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị bệnh. Siêu âm quy ước tạo ra những hình ảnh các lát cắt mỏng và phẳng của cơ thể. Những tiến bộ trong kỹ thuật siêu âm hiện đại ngày nay, bao gồm siêu âm 3 chiều (siêu âm 3D) có khả năng tái tạo lại dữ liệu thu nhận được từ sóng âm thành hình ảnh 3 chiều. Siêu âm 4 chiều (siêu âm 4D) là siêu âm 3 chiều có ghi nhận sự chuyển động. Theo đó, một số ưu điểm của máy siêu âm có thể kể đến như:

Giúp các bác sĩ thực hiện thăm khám các bệnh lý như: u, viêm, dị dạng,… tại nhiều vị trí trên cơ thể như ổ bụng, tiểu khung, gan, mật, thận, vú, cổ, tử cung, thai nhi

Siêu âm có thể đánh giá được sự phát triển của thai nhi, đặc biệt với siêu âm 3D, 4D, các bác sĩ có thể đánh giá được các dị tật về hình thái của thai nhitừ sớm.

Siêu âm đánh giá được kích thước và vị trí của sỏi như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo…

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không gây đau, có thể kiểm tra nhiều lần không gây tổn hại đến người sử dụng.

Siêu âm sử dụng sóng siêu âm, không dùng tia phóng xạ ion hóa như chụp X-quang, nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Kỹ thuật siêu âm có tác dụng to lớn trong sản khoa, đối với siêu âm 4D có thể giúp bậc cha mẹ thấy được mặt mũi con khi còn trong bào thai.

Những hình ảnh được máy siêu âm cung cấp trong thời gian thực giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý chính xác, hiệu quả.

Những hạn chế của siêu âm chẩn đoán

Sóng siêu âm bị cản trở bởi hơi hoặc không khí, do đó siêu âm không phải là phương tiện chẩn đoán hình ảnh lý tưởng cho ruột (tạng rỗng) và những cơ quan bị ruột che khuất. Trong hầu hết các trường hợp, khảo sát với barium, CT scan, và MRI là những phương pháp được lựa chọn ở tình huống này.

Cũng theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sóng siêu âm không đi qua được không khí, do đó khảo sát dạ dày, ruột non và ruột già có thể bị giới hạn. Khí ở ruột non có thể ngăn không quan sát được những cấu trúc nằm sâu hơn như tụy và động mạch chủ. Những bệnh nhân có khổ người lớn siêu âm khó khăn hơn do các mô làm suy giảm (làm yếu đi) sóng âm khi nó đi sâu hơn vào cơ thể.
Sóng âm khó xuyên thấu được xương và do đó chỉ có thể nhìn thấy được mặt ngoài của các cấu trúc xương chứ không nhìn được những gì nằm bên trong. Để quan sát được những cấu trúc bên trong của xương và một số khớp, các bác sĩ thường dùng một phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như MRI.

Có thể bạn quan tâm

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bệnh tim mạch

Chẩn đoán hình ảnh bệnh tim mạch là một giải pháp hữu hiện nhằm phát ...