Danh mục
Trang chủ >> X-Quang >> Những điều cha mẹ cần lưu ý cho trẻ trước khi chụp X-quang

Những điều cha mẹ cần lưu ý cho trẻ trước khi chụp X-quang

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chụp X-quang có hại cho sức khỏe của bé không là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng và đôi khi gây trở ngại trong việc thăm khám tình trạng sức khỏe. Vậy cha mẹ cần lưu ý những gì cho trẻ trước khi chụp X-quang?

Những điều cha mẹ cần lưu ý cho trẻ trước khi chụp X-quang

Chụp X-quang có gây hại cho sức khỏe của trẻ không?

Kỹ thuật chụp X-quang không chỉ được sử dụng ở người lớn mà còn là phương pháp chẩn đoán bệnh được áp dụng cho cả trẻ em. Đây là một trong những loại kỹ thuật rất phổ biến trong Y khoa, tính an toàn và hiệu quả cao không gây hại gì cho sức khỏe.

Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng y dược Nam Định cho biết, khi chụp X-quang cho bệnh nhi, kỹ thuật viên cũng tùy chỉnh mức độ năng lượng phóng xạ sao cho phù hợp để hạn chế tối đa nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ, nhưng vẫn đảm bảo thông tin cho bác sĩ để chẩn đoán bệnh được chính xác.

Trên thực tế nguồn bức xạ luôn có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, ví dụ như ánh sáng mặt trời, bức xạ từ màn hình TV, điện thoại, hoặc từ các nguồn sáng khác,… Vì vậy bạn không cần quá lo lắng khi con mình được chỉ định chụp X-quang, do tần suất tiếp xúc với tia X trong phòng khám ít hơn rất nhiều lần so với tiếp xúc các nguồn bức xạ khác.

Đối với tia X trong Y khoa, năng lượng của nó là rất thấp nên khi chụp X-quang cho trẻ, lượng bức xạ trẻ nhận được tương đương với mức nhận được trong môi trường bình thường từ 2 – 3 ngày, thậm chí còn ít hơn so với việc kết thúc một chuyến bay.

Do vậy, hầu hết khi bác sĩ chỉ định thực hiện chụp X-quang cho trẻ, cha mẹ cũng nên an tâm vì đây là một biện pháp quan trọng, góp phần chẩn đoán bệnh chính xác và dễ dàng hơn cho bé.

Những điều cha mẹ cần làm khi chụp X-quang cho trẻ là gì?

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Nam Định chia sẻ, trước khi chụp X-quang cho trẻ cha mẹ cần lưu ý một số hạn chế như sau:

  • Cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý cho trẻ đi chụp;
  • Cần thông báo với bác sĩ về tình trạng chụp X-quang trước đây của con, đặc biệt là khi phải thực hiện kỹ thuật này nhiều lần trong một thời gian ngắn. Cha mẹ nên đem theo hồ sơ bệnh án có kèm theo phim X-quang con mình đã thực hiện để thuận lợi hơn trong việc đối chiếu, so sánh kết quả tình trạng bệnh.
  • Cha mẹ cần hợp tác cung cấp thông tin về cân nặng, chiều cao của con để kỹ thuật viên có thể điều chỉnh mức độ bức xạ cho phù hợp.
  • Đối với những khu vực nhạy cảm như tuyến giáp, bộ phận sinh dục, cần nhắc nhở con cần che chắn lại (trong trường hợp cần chụp X-quang ở khu vực khác).

Như vậy, việc sử dụng tia X trong Y học là nhằm ghi nhận những hình ảnh cần thiết để bác sĩ chuyên môn có thể biết được chi tiết, chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Lợi ích mà nó đem lại là tích cực và lớn hơn so với những rủi ro có thể gặp phải. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần an tâm vì nếu bác sĩ đã có chỉ định cần thiết trong việc thực hiện chụp X-quang cho trẻ, thì hãy tiến hành để con bạn được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh lý đang mắc phải.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật viên chia sẻ những vai trò của phương pháp chụp X-quang tim phổi thẳng

Kỹ thuật chụp X-quang tim phổi thẳng giúp các bác sĩ phát hiện sớm những ...